Mật thư – Mật Thư chữ Việt

IV/ Mật thư tiếng Việt:
Tiếng việt có 5 dấu giọng: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Và các nguyên âm, phụ âm đặc biệt :
Ô, Ơ, Ê, Ă, Â, Ư, Đ
Quy ước trong điện tín :
S : Dấu sắc – DD : Đ
F : Dấu huyền – OO : Ô
R : Dấu hỏi – EE : Ê
J : Dấu nặng –  AA : Â
X : Dấu ngã – AW : Ă
OW : Ơ
UW : Ư
(Trước năm 1975 quốc ngữ điện tín sử dụng V: dấu nặng, L và Q: dấu huyền – ngày nay có những lão niên xưa vẫn quen cách xài cũ. Biết để hiểu thêm khi hội họp giao lưu)
Trong 1 số mật thư người ta không dùng dấu được quy ước trong điện tín mà sử dụng loại mẫu tự Việt gồm 29 chữ cái :
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
Nhưng thông thường vẫn là loại mẫu tự 26 chữ cái :
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

IV/ Một số ví dụ về các dạng mật thư thường gặp:

1/ Mật thư thuộc hệ thống thay thế (Thay thế chữ Morse) :

  • Mật thư 1:
    Khóa: N=12
    Bản tin: 124606800302340460268001240461012011203645 – AR
    Hướng dẫn : N=12 ( Trong ký tự morse N là “_ .” vậy 1 là _ ; 2 là . )
    Vậy số lẻ là tè, số chẵn là tích
    Số 0 là cách 1 chữ
    Số 00 là cách 1 từ
    Bản tin là “ BI TRIS DUNGX “ ¦ “BI TRÍ DŨNG”

 

  • Mật thư 2:
    Khóa: N=br
    Bản tin: BrasNraH2tAihaTnaKncvB2daeKuihNhiKhtiNhiet – AR
    Hướng dẫn : N=br (trong ký tự morse N là “_.” vậy b là _ ; r là . )
    Vậy chữ cao là tè, chữ thấp là tích
    Chữ hoa là cách 1 chữ
    Chữ hoa có bình phương là cách 1 từ
    Bản tin là :” BI TRIS DUNGX “ ¦ “ BI TRÍ DŨNG”

 

  • Mật thư 3:
    Khóa: X = NA = TU
    Bản tin: II . TM . MT . EE . EO – ES . EE . E . E . IT . IE _ AR
    Hướng dẫn : Trong ký tự morse chữ X là _.._ mà chữ N là _. kết hợp với chữ A là ._ ta sẽ có chữ X với _.._ ,
    Hay với chữ T là_ kết hợp với chữ U là .._ ta sẽ có chữ X với _.._
    Loại mật thư này dùng ký hiệu morse dài phân tích ra những ký hiệu ngắn .
    VD : Với chữ O là _ _ _ = chữ T với _ và chữ M với _ _
    O ( _ _ _ ) = T ( _ ) + M ( _ _ )
    Bản tin là “HOOIJ HIEEUS “ ¦ “HỘI HIẾU”

ä Loại mật thư thay thế sử dụng tín hiệu morse này ngoài chữ cái và số ta có thể sủ dụng những ký hiệu có tính đối lập như : – Trăng tròn, trăng khuyết ( ‚ )
– Nốt nhạc có trường độ khác nhau hay cao độ khác nhau
– Núi cao, núi thấp
– …….

 

  • Mật thư 4:
    Khóa: A=1
    Bản tin: 7 . 9 . 1 – 4 . 4 . 9 . 14 . 8 . 6 – 16 . 8 . 1 . 1 . 20 . 10 – 20 . 21 . 23 . 18 – AR
    Hướng dẫn : Với khoá là A=1 (một chữ bằng 1 số ) ta thay lần lượt các số từ 1 đến 26 vào các chứ cái từ A đến Z . Sau đó dò theo từng số trong bản tin sẽ ứng với 1 chữ cái nhất định. Viết chữ cái ra ta sẽ có 1 bản tin có ý nghĩa .
    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
    Ứng với 10 là J
    với 12 là L …..
    Bản tin là :” GIA DDINHF PHAATJ TUWR “ ¦ “GIA ĐÌNH PHẬT TỬ”

* Ngoài khoá trên ta có thể biến hoá để mật thư thêm phong phú và để người chơi hứng thú hơn .
Ví dụ : “ Một phần ít ỏi quá đi thôi” (X =1 )
“ Bê con 4 cẳng 1 què “ (B =3)
“ Dê mà đi 2 chân “ (D =2)
“ Em lên năm “ (M =5)
“ Em là tám sắc “ (M =8 )
“ Bay hỏi ai là anh cả “ (A =7)
“ Nguyên tử lượng của oxi “ (O =2)
“ Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân “ (X =3)
“ Trung thu trăng sáng như gương
Xa quê ngắm cảnh nhớ thương đêm rằm” (O =15)

 

  • Mật thư 5:
    Khóa: A=N
    Bản tin : T . V. N – Q. Q. V. A. U. S – C. U. N. N. G. W – G. H. J. E – AR
    Hướng dẫn : Với khoá là A = N (tương tự như mật thư 4) ta lần lượt thay A = N ứng với mỗi chữ cái ta sẽ có 1 chữ cái mới ở hàng dưới . Dò theo bản tin nhận được ta sẽ có 1 bản tin mới có nghĩa.
    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    N O P Q R S T U V W X Y Z A B C D E F G H I J K L M
    Ứng với T là G
    với V là I ….
    Bản tin là :” GIA DDINHF PHAATJ TUWR “ ¦ “GIA ĐÌNH PHẬT TỬ “
    * Ngoài ra còn có những khoá khác :
    Ví dụ : “ O Huế đứng ở ngã ba đường “ ( O =Y )
    “ Leo thang cũng như đang ca “ (H = K)
    “ Bong bóng bay “ (O = H)
    “ (bán kính )2Í π “ (O = S)
    “ đường kính Í π “ (O = C)
    “ Anh cả đi chăn dê” (A = D)
    “ Bò con bằng tuổi dê” (B =D)
    “ hãy ca hát cho vui “ (K =H)
    “ Rùa bị điện giật “ (Q =T)
    ……
    ä Loại mật thư này người ra mật thư còn có thể biến thể ra nhiều loại khoá khác nhau hoặc kết hợp giữa nhiều loại

(còn tiếp)

Đức Quảng: