Mật thư – Mật Thư chữ Việt

Chuyên Mục: Mật thư 1.277 0

IV/ Mật thư tiếng Việt:
Tiếng việt có 5 dấu giọng: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Và các nguyên âm, phụ âm đặc biệt :
Ô, Ơ, Ê, Ă, Â, Ư, Đ
Quy ước trong điện tín :
S : Dấu sắc – DD : Đ
F : Dấu huyền – OO : Ô
R : Dấu hỏi – EE : Ê
J : Dấu nặng –  AA : Â
X : Dấu ngã – AW : Ă
OW : Ơ
UW : Ư
(Trước năm 1975 quốc ngữ điện tín sử dụng V: dấu nặng, L và Q: dấu huyền – ngày nay có những lão niên xưa vẫn quen cách xài cũ. Biết để hiểu thêm khi hội họp giao lưu)
Trong 1 số mật thư người ta không dùng dấu được quy ước trong điện tín mà sử dụng loại mẫu tự Việt gồm 29 chữ cái :
A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y
Nhưng thông thường vẫn là loại mẫu tự 26 chữ cái :
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z

IV/ Một số ví dụ về các dạng mật thư thường gặp:

Mat vong-xoay1

1/ Mật thư thuộc hệ thống thay thế (Thay thế chữ Morse) :

  • Mật thư 1:
    Khóa: N=12
    Bản tin: 124606800302340460268001240461012011203645 – AR
    Hướng dẫn : N=12 ( Trong ký tự morse N là “_ .” vậy 1 là _ ; 2 là . )
    Vậy số lẻ là tè, số chẵn là tích
    Số 0 là cách 1 chữ
    Số 00 là cách 1 từ
    Bản tin là “ BI TRIS DUNGX “ ¦ “BI TRÍ DŨNG”

 

  • Mật thư 2:
    Khóa: N=br
    Bản tin: BrasNraH2tAihaTnaKncvB2daeKuihNhiKhtiNhiet – AR
    Hướng dẫn : N=br (trong ký tự morse N là “_.” vậy b là _ ; r là . )
    Vậy chữ cao là tè, chữ thấp là tích
    Chữ hoa là cách 1 chữ
    Chữ hoa có bình phương là cách 1 từ
    Bản tin là :” BI TRIS DUNGX “ ¦ “ BI TRÍ DŨNG”

 

  • Mật thư 3:
    Khóa: X = NA = TU
    Bản tin: II . TM . MT . EE . EO – ES . EE . E . E . IT . IE _ AR
    Hướng dẫn : Trong ký tự morse chữ X là _.._ mà chữ N là _. kết hợp với chữ A là ._ ta sẽ có chữ X với _.._ ,
    Hay với chữ T là_ kết hợp với chữ U là .._ ta sẽ có chữ X với _.._
    Loại mật thư này dùng ký hiệu morse dài phân tích ra những ký hiệu ngắn .
    VD : Với chữ O là _ _ _ = chữ T với _ và chữ M với _ _
    O ( _ _ _ ) = T ( _ ) + M ( _ _ )
    Bản tin là “HOOIJ HIEEUS “ ¦ “HỘI HIẾU”

ä Loại mật thư thay thế sử dụng tín hiệu morse này ngoài chữ cái và số ta có thể sủ dụng những ký hiệu có tính đối lập như : – Trăng tròn, trăng khuyết ( ‚ )
– Nốt nhạc có trường độ khác nhau hay cao độ khác nhau
– Núi cao, núi thấp
– …….

 

  • Mật thư 4:
    Khóa: A=1
    Bản tin: 7 . 9 . 1 – 4 . 4 . 9 . 14 . 8 . 6 – 16 . 8 . 1 . 1 . 20 . 10 – 20 . 21 . 23 . 18 – AR
    Hướng dẫn : Với khoá là A=1 (một chữ bằng 1 số ) ta thay lần lượt các số từ 1 đến 26 vào các chứ cái từ A đến Z . Sau đó dò theo từng số trong bản tin sẽ ứng với 1 chữ cái nhất định. Viết chữ cái ra ta sẽ có 1 bản tin có ý nghĩa .
    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
    Ứng với 10 là J
    với 12 là L …..
    Bản tin là :” GIA DDINHF PHAATJ TUWR “ ¦ “GIA ĐÌNH PHẬT TỬ”

* Ngoài khoá trên ta có thể biến hoá để mật thư thêm phong phú và để người chơi hứng thú hơn .
Ví dụ : “ Một phần ít ỏi quá đi thôi” (X =1 )
“ Bê con 4 cẳng 1 què “ (B =3)
“ Dê mà đi 2 chân “ (D =2)
“ Em lên năm “ (M =5)
“ Em là tám sắc “ (M =8 )
“ Bay hỏi ai là anh cả “ (A =7)
“ Nguyên tử lượng của oxi “ (O =2)
“ Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân “ (X =3)
“ Trung thu trăng sáng như gương
Xa quê ngắm cảnh nhớ thương đêm rằm” (O =15)

 

  • Mật thư 5:
    Khóa: A=N
    Bản tin : T . V. N – Q. Q. V. A. U. S – C. U. N. N. G. W – G. H. J. E – AR
    Hướng dẫn : Với khoá là A = N (tương tự như mật thư 4) ta lần lượt thay A = N ứng với mỗi chữ cái ta sẽ có 1 chữ cái mới ở hàng dưới . Dò theo bản tin nhận được ta sẽ có 1 bản tin mới có nghĩa.
    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    N O P Q R S T U V W X Y Z A B C D E F G H I J K L M
    Ứng với T là G
    với V là I ….
    Bản tin là :” GIA DDINHF PHAATJ TUWR “ ¦ “GIA ĐÌNH PHẬT TỬ “
    * Ngoài ra còn có những khoá khác :
    Ví dụ : “ O Huế đứng ở ngã ba đường “ ( O =Y )
    “ Leo thang cũng như đang ca “ (H = K)
    “ Bong bóng bay “ (O = H)
    “ (bán kính )2Í π “ (O = S)
    “ đường kính Í π “ (O = C)
    “ Anh cả đi chăn dê” (A = D)
    “ Bò con bằng tuổi dê” (B =D)
    “ hãy ca hát cho vui “ (K =H)
    “ Rùa bị điện giật “ (Q =T)
    ……
    ä Loại mật thư này người ra mật thư còn có thể biến thể ra nhiều loại khoá khác nhau hoặc kết hợp giữa nhiều loại

(còn tiếp)

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi