I.BIẾN TẤU CỦA VÒNG TRÒN
Sinh hoạt vòng tròn, một hình thức sinh hoạt chung tập thể mang tính hoà đồng, sống động và độc đáo nhất trong các hình thức tập họp Gia đình Phật tử. Trong Đạo Phật, hình tròn biểu thị cho sự viên dung(tròn đầy), các hành tinh trong vũ trụ đều có hình cầu và chuyển động xoay tròn do lực kéo đẩy tương tác thành các quỹ đạo riêng biệt, Khi quay chính chúng cũng tạo ra từ trường thành lực kéo-đẩy gây ảnh hưởng đến các tinh cầu khác.
Nguyên lý vận hành của một vòng tròn thường xoay từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ, chiều quả đất quay, chiều ốc vặn… Trong nghi lễ Phật giáo khi Phật tử khởi thân trang nghiêm kinh hành, di chuyển, nhiễu quanh đức Phật, Phật đài, linh quan chư Tôn túc cũng theo chiều kim đồng hồ (hữu nhiễu). Như vậy, nếu một vòng tròn khởi động xoay tự do thì cũng phải xoay theo hướng này. Trừ phi, sinh hoạt vòng tròn mà phải xoay ngược chiều với người điều khiển.
“ Vòng tròn có một cái tâm.
Cái tâm ở giữa vòng tròn
Đi sao đi cho đều và đi cho khéo
Cho vòng tròn đừng méo đừng vuông ”
Sau khi nghe tiếng còi tập họp theo thủ lệnh vòng tròn (Quản trò khoanh tay đứng làm tâm, nếu tay phải đặt trên tay trái thì chiều quay của vòng tròn phải theo hướng bàn tay phải, tức là xoay ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại, nếu tay trái đặt lên tay phải. Đối với Hướng Đạo Mỹ, Âu thì người điều khiển giơ tay qua đầu mình ra hiệu chiều xoay của vòng tròn. Để sống động hơn, Quản trò sẽ đi ngược chiều với vòng tròn vừa quay vừa hát, vòng tròn chú ý, khi quản trò xoay người đổi chiều thì tức khắc vòng tròn cũng đổi chiều ngược lại (vừa tập luyện, vừa làm trò chơi) .
Còn tiếp