-THÍ DỤ ỨNG DỤNG.
Dưới đây chúng ta cùng xem một thí dụ ứng dụng và hiệu quả của các đường, điểm, vùng trong bố cục. Thí dụ này dựa trên bối cảnh biển và những con thuyền và khai thác những yếu tố phụ của bối cảnh.
Hình 1:
Ứng dụng đường mạnh nằm ngang (phía trên) vào đường chân trời (giả dụ bầu trời khi ấy không có gì đặc biệt), một con thuyền được đặt vào một vùng mạnh.
– Hình 2:
Vì hình 1 còn rất đơn điệu nên đặt thêm một con thuyền vào điểm mạnh (B) phía phải bên trên cũng là chủ để chính (thuyền lớn) có phụ (thuyền nhỏ).
– Hình 3:
Khai thác thêm những yếu tố phụ như những cành cây loã xoã được đặt vào vùng tựa ở góc trên làm tiền cảnh đồng thời để che bớt không gian thừa của bối cảnh.
– Hình 4:
Có thể dựa trên bối cảnh khai thác thêm một vùng tựa ở góc dưới bên phải tạo cho bố cục vững hơn, cân bằng hơn.
– Chúng ta nhận thấy từ hình 1 đến hình 4 bức ảnh từng bước hoàn chỉnh hơn về bố cục.
Một khi bức ảnh có bố cục không theo một phương thức nào cụ thể hoặc khả dĩ còn phá bỏ các qui phạm, tạo được “cú sốc”, ấn tượng đặc biệt trong tạo hình, chúng ta có thể xem đó là một bố cục phá cách. Vì vậy, bố cục phá cách thường rất khó và ít khi xuất hiện, muốn thực hiện một bức ảnh có bố cục phá cách, người cầm máy thường phải có bản lĩnh.
Hơn nữa, bố cục phá cách còn phải chứa đựng môt ngôn ngữ ảnh cũng phải rất đặc biệt thì tác phẩm mới được xem là thành công.
C – BỐ CỤC HỔN HỢP
Trong thực tế, nhiều trường hợp để tạo một bố cục phong phú, uyển chuyển, chúng ta có thể vận dụng cùng lúc 2 hay nhiều phương thức bố cục. Thông thường, bố cục cân đối và bố cục chuẩn mực được vận dụng song hành với nhau. Hình thức bố cục này rất linh động và ứng dụng ngày càng phổ biến.
D-BỐ CỤC TRONG ẢNH CHÂN DUNG
Với ảnh chân dung, khuôn mặt người là chủ thể của bức ảnh. Do vậy, nếu chụp chân dung cả người hoặc 2/3 người, ta nên đặt khuôn mặt(đầu) vào điểm mạnhhay đường mạnh phía bên trên.Với chân dung nửa người, ta nên đặt 1 hay 2 con mắt của người mẫu nằm trên đường mạnh phía bên trên, tốt hơn hết là đặt 1 con mắt của người mẫu vào đúng điểm mạnh. bên trên, tốt hơn hết là đặt 1 con mắt của người mẫu vào đúng điểm mạnh.
Cần lưu ý đến hướng nhìn của người mẫu: Hướng nhìn phải có không gian rộng hơn phần còn lại.
Một khi bức ảnh có bố cục không theo một phương thức nào cụ thể hoặc dĩ còn phá bỏ các qui phạm, tạo được “cú sốc”, ấn tượng đặc biệt trong tạo hình, chúng ta có thể xem đó là một bố cục phá cách. Vì vậy, bố cục phá cách thường rất khó và ít khi xuất hiện, muốn thực hiện một bức ảnh có bố cục phá cách, người cầm máy thường phải có bản lĩnh.
Hơn nữa, bố cục phá cách còn phải chứa đựng môt ngôn ngữ ảnh cũng phải rất đặc biệt thì tác phẩm mới được xem là thành công.
F-CẮT CÚP ẢNH
Cắt cúp ảnh là một công viêc được gọi là “bố cục lần thư 2”. Khi chúng ta chụp 1 bức ảnh nhưng vì lý do nào đó, bố cục ban đầu không tốt, chúng ta sẽ cắt bớt 1 hay nhiều chiều của bức ảnh để có một bố cục như ý.
(hết)