Hành trình – Lễ Hội Hành Hương GĐPT

Chuyên Mục: Hồi ký 30 0

Lần đầu tiên trong Lam sử 60 năm Gia Đình Phật Tử  10 nước trên thế giới tổ chức một cuộc hành hương về đất Phật và cũng là kỳ đại hội GĐPTVN  trên thế giới đầu tiên  cử hành tại Bồ Đề Đạo Tràng . Quí anh chị có thể hành hương chiêm bái với các tour  do quí thầy tổ chức đã là một phúc duyên lớn , nhưng được  hành hương với đại gia đình áo Lam trên thế giới  trên trăm thành viên quả là chuyện hi hữu trong đời.

Ngày lên đường , có vài anh chị trưởng cao niên đã phát biểu : “ Hành hương về đất Phật một lần rồi chết cũng vui “  Điều này ứng với lời Phật dạy trong kinh Đại bát Niết Bàn nhưng cuối cùng người ta đã chặn bít đường đi của các anh chị. Thật  tiếc !

Bồ Đề Đạo tràng là Phật tích quan trọng bậc nhất  mà GĐPT ở lại  tới 5 ngày. ngày thứ  tư chúng tôi thức dậy sớm  đi thăm khu vực Vương Xá thành  .

Lên núi Linh Thứu

Ba chiếc xe khách và một xe dự bị khởi hành về hướng Bắc 60Km đến khu vực thành Vương Xá (Rajgir) lên đỉnh Linh Thứu sơn , nơi đức Phật mở hội Pháp Hoa . Đường lên núi hơn 650 bậc tam cấp tuy cao nhưng chưa bằng độ cao của  Ngọc Sơn Dinh ( Bà Rịa ) hay núi Tà Cú ( Bình Tuy ) .  Nếu anh chị bỏ ra 50 rupies thì sẽ được ngồi võng đan như cái ghế mây do hai người khiêng trên cây đòn tre dài nhẹ nhàng lên núi . Đỉnh núi tượng hình một con kên kên (linh thứu ) lớn , nhưng chỗ Phật thuyết Diệu Pháp Liên Hoa kinh nay còn rất hẹp , chỉ đủ chứa gần trăm người , có thể chung quanh không trung kia là vị trí  chư Thiên , chư Bồ tát phải lộ diện thân sắc hội tụ chung quanh đỉnh núi để nghe Diệu Pháp  . Giữa trời nắng chang chang mà gió thổi hây hây  bốn bề mát mẽ  . Hình Như Linh Sơn là ngọn núi trung tâm thấp nhỏ ! Chung quanh bao bọc bởi những dãy núi cao và trùng điệp hơn, nhìn  xa xa có những ngọn tháp hoà bình trắng toát do Phật tử Nhật xây dựng để  cầu nguyện sau thời kỳ bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki . Dấu tích của thành Vương Xá tuy đã điêu tàn nhưng con đường nhỏ chạy dài lên núi , nơi đức Phật cùng Tăng đoàn lên xuống như vẫn còn nguyên  đó. Này là động ANan, kia là hang Ca Diếp , Mục Kiền Liên , Xá Lợi Phất …. những vị thượng thủ tiếp truyền Tâm ấn và y bát Như Lai dường như vẫn đâu đây! Phái đoàn do Thượng Toạ Nguyên Siêu, Thượng Toạ Viên Lý chủ sám, đại đức Hạnh Nguyện hướng dẫn phái đoàn đã giải thích cặn kẽ  về các Phật  tích này.Linh Thuu 2 a

anh 72 c

anh 72 d

-Thăm Phật học viện NALANDA

Rời Linh Thứu đoàn xe chạy 15 Km lên hướng Bắc tới Phật học Viện Nalanda . Có 2 Phật học viện , bên phải là Tân Nalanda nơi các du Tăng đang trọ học , bên trái là Cựu Nalanda được làm di tích bảo tàng . Toàn cảnh Phật Học viện Nalanda rộng lớn vô cùng , cách kiến trúc theo hình khối như những toà lâu đài thâm nghiêm cổ kính . Chỗ giảng đường  rộng lớn năm xưa bây giờ còn trơ những toà ngồi gạch đỏ . chính nơi này Ngài Huyền Trang đã lưu lại đến 6 năm . Chúng tôi đi qua các dãy Tăng xá , những bức tường gạch màu đỏ  cao ngất và dày hơn 1,5 m  , mùa nóng  đã không nực , mùađông lại ấm áp . Chỗ giặt y áo còn những ngôi giếng cổ và người ta chống dựa tường  một số cây tre dài khoảng 3,4 m tượng trưng cho  dàn sào phơi y Ca sa  của chư Tăng . Kho kinh sách của viện rất lớn, vì kinh sách ngày xưa được viết trên những lá bối khổ rộng và dày – một quyển kinh bằng cổ ngữ Pâli có thể  kết tập bằng hàng ngàn lá , quân Thổ đã từng đốt phá thư  viện này cháy đến 6 tháng trời lửa mới ngớt .

Nalanda-08_bcoo

Thăm Trúc Lâm tịnh xá

Cơm trưa xong phái đoàn đi thăm Trúc Lâm tịnh x , khu vườn này do Tần Bà Sa La vương dâng cúng cho đức Phật  ngày xưa, có tượng Phật ngồi thuyết Pháp tại đây  cả một khu vườn rợp mát bởi rừng trúc nên thơ  như tử trúc lâm của Quán Âm đại sĩ! cả một hồ nước trong xanh rộng lớn . Trúc ở nơi đây xanh biếc và  cao, toả bóng mát  thật dày, trong khi dưới gốc lại bằng phẳng không hề nhô rể. Chúng ta có thể ngồi nghỉ dưới các bụi trúc này, nơi tứ chúng đã ngồi thiền định, thính pháp văn kinh. Cảnh vật lúc này khiến chúng tôi nhớ đến thơ của Nguyễn Công Trứ :

“ Ngã kim nhật tại toạ chi địa – cổ chi nhân tằng tiên ngã toạ chi ” (Chỗ hôm nay ta ngồi , ngày trước tiền nhân đã từng ngồi đây )

Truc lam vana1

Trong chuyến đi này phái đoàn đã không có vinh hạnh đi thăm khu vực Patna , thủ phủ bang Bihar – nơi dấu tích của đô thành Hoa Thị (Pataliputtra ) thời vua A Xà Thế, A Dục vương . Đáng kể nhất là thành Tỳ Xá Ly (vaisaly) nổi tiếng một thời với đức Phật là tên tuổi của Cư Sĩ Duy Ma Cật , trưởng giả Bảo Tíc .

Phái đoàn  hành hương đã mất 3 ngày đại hội  và  lộ trình từ Bodh Gaya đi  Tỳ Xá Ly mất hơn 250 Km , nghĩa là cần đến một ngày đi về phải chọn một !  cả hai tuyến đường  Nalanda và Tỳ Xá Ly  đều phải trở lại Bodh Gaya  để  tiếp tục đi các nơi động tâm khác. Đêm hôm đó phái đoàn đã về lại Trung Tâm Viên Giác để chuẩn bị cho  hoạt động từ thiện và thăm các chùa trong khu vực Bồ Đề Đạo tràng .

OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Anh Tâm Huệ Cao Chánh Hựu ngồi bệt xuống vì quá mệt trong đêm bế mạc

Thật khó tả cảm xúc luyến lưu trong đêm chia tay trung tâm Viên Giác .(the dinner under the candles) do anh Tâm Kiểm điều khiển. Những vần thơ tri ngộ và những giọt nước mắt chực tuôn trào , về nơi đây chúng tôi vui sống  an lạc ấm êm dưới bóng Bồ đề , quí Thầy ,toả mát trong vòng tay Lam thế giới . Ngày chia tay Viên Giác  gần kề!

 

 

 

 

 

 

 

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi