Du Khảo – Bên cầu sông Kwai – Quỳnh Mai (phần 2)

Chuyên Mục: Hồi ký, Trại mạc 39 0

7h30 Sáng 3/9, cả đoàn thẳng tiến đến cầu sông Kwai, nằm ở biên giới Thailand-Myanmar thuộc tỉnh Kanchanaburi chiếc cầu đã đi vào lịch sử thế kỷ trong đệ nhị thế chiến với thời gian kỷ lục 16 ngày do tù binh quân đội đồng minh thi công, và bị du kích quân Myanmar đặt mìn phá sập lúc Nhật đang chuyển lô hàng vũ khí đầu tiên bằng xe lửa qua cầu vào năm 1942. Có bộ film nổi tiếng “The bridge on the river Kwai” đoạt giải Oscar từ năm 1961 được quay tại đây. Thời tuổi trẻ chúng tôi lần nào film này ra rạp là đều bị “cháy vé”.  Chuyến đi này, chúng tôi tiếp tục hợp đồng trực tiếp với Bác tài hôm qua, trẻ tuổi chỉ khoảng hơn 30, rất dễ thương, nói tiếng Anh lưu loát. – Trong khi ăn sáng trên đường đi chúng tôi đọc được tờ nhật báo Thái rằng nghi can khủng bố được camera nhận dạng ở BKK đã bị bắt – Chẳng ai quan tâm đến chuyện này nhiều! – Xe ghé tham quan chợ nổi trên sông nước (Floating market),  diễn ra trên một dòng kênh đào như thủy lợi ở nước mình, ghe, thuyền đi trên dòng nước rất hẹp. Việt Nam mình có nhiều chợ nổi trên rông lớn, mênh mông hơn nhiều.

Bến ghe thuyền ở chợ nổi 

cả đoàn tha hồ ghi lại những hình ảnh của chợ nổi xứ người, họ buôn bán trên thuyền, trên đất liền bên này và bên kia, bề rộng của con sông có chỗ cho  4 chiếc ghe cùng buôn bán, qua lại, chợ nổi này  cũng buôn bán đủ thứ quần áo, mũ nón, túi xách du lịch,  bánh kẹo, trái cây, quà lưu niệm   vv…và vv…….Và cũng tại đây, mấy chị tìm mua được nón lá Việt Nam với giá khoảng 80.000$VN (vì khi đi bị lạc mất 1 cái trên xe Bus)

Khoảng 10h chúng tôi đến cầu sông Kwai – Tham quan viện Bảo tàng, hình ảnh từ thời chiến tranh giữa Thái và Myanmar – thường thì quân Myanmar thắng nên Thái Lan đã có những cuộc dời đô giống như Campuchea.. và những chứng tích từ thời chiến tranh thứ chiến thứ II (1939-1945), những cung kiếm, giáo mác, những khẩu súng trường thời xa xưa mỗi lần chỉ bắn được một viên đạn, tái lập hình ảnh chiếc cầu gỗ được xây dựng bởi  những tù nhân chiến tranh, rồi bị đánh phá để ngăn chặn chuyến tàu của quân Nhật chở đầy vũ khí xâm nhập  với âm mưu thôn tính Ấn Độ…….Hàng ngàn  ngàn, vạn vạn con người đã đổ máu và ngã  xuống ở đây, máy hình chớp lia, chớp lịa.

Các vị vua Miến điện 

Myanmar chiến tranh với Thái Lan

Hiện nay chiếc xe lửa qua cầu bị đổ xuống sông và những chiếc xe truction màu đen, máy bay trực thăng..  của chỉ huy quân đội Nhật vẫn được trưng bày ở đây. Rồi mọi người di chuyển đến chiếc cầu lịch sử, đặt từng bước chân trên những thanh cầu và hồi tưởng lại những giây phút khốc liệt nơi đây từ nhiều nhiều …năm trước….;

Bảo tàng Myanmar – Thái Lan 

Máy bay trực thăng thời thế chiến II

Còn hôm nay đây những tà áo dài lam tha thướt, với chiến nón lá nghiêng nghiêng an nhiên tự tại, nụ cười mỉm xinh xinh thong thả bước qua cầu, hít thở bầu không khí trong lành, tự do và bình yên của nước Thái. Cầu đã được tu sửa hàng năm nhưng vẫn giữ lại mô hình xưa, có đường ray, vài thanh tà vẹt mỏng nằm trên các khúc gỗ vuông đã mục  ở những góc chết vô hại cho du khách dễ hình dung chuyện ngày xưa – cứ nửa giờ là có tiếng còi xe lửa hú lên và một đầu kéo đang quét đèn pha chầm chậm qua cầu, những ngày lễ sẽ nối các toa dài hơn để các tuyến xe lửa chở khách du lịch đi lại tham quan; Có những đoạn  cầu, dưới là cây gỗ mới, nhưng trên là những thanh cầu bằng gỗ cũ kỹ có lẽ từ rất xưa được giữ lại như một di tích lịch sử vậy!

Chiếc xe lửa qua cầu lịch sử 

Trên cầu sông Kwai 

Bên kia cầu là một ngôi chùa do người Trung Hoa xây dựng, trước chánh điện dựng một tượng Bồ tát Quán Thế Âm được tạc bằng đá. Mình thì quen gọi là chùa nhưng chữ Tàu ở đây lại ghi là “Quan Âm Phúc Thọ cung” tức là hành cung của bồ tát Quan Âm cầu phúc, cầu thọ. Tượng ngài cao to đứng đấy “từ nhãn thị chúng sanh..” tâm từ bi rộng lớn nguyện độ khắp chúng sinh linh vô số đã ngã xuống nơi đây cũng như mọi âm thanh khổ đau  kêu cứu của thế gian. Đây cũng là một hiện tượng lạ ở xứ Phật giáo Nam tông – Chùa Quán Thế Âm ứng thân trong hình tượng phụ nữ đông phương của Phật giáo Bắc truyền.

Hành cung Quan Âm 

Hình như bên kia đồi là một nghĩa trang có tên là Hellfire (lửa địa ngục) nơi an nghĩ của 16.000 nấm mộ tù binh chiến tranh và hàng năm số thân nhân đi viếng mộ cũng khá đông nên ngôi hành cung này sẽ trợ giúp thân nhân cúng tế cầu siêu cho các linh hồn cũ. Sau khi lễ bái Phật tự chúng tôi đã bế mạc chuyến du khảo tại đây với đồng phục, kỳ hiệu, trình thuật và tuyên bố bế mạc gọn gàng. Trong lời bế mạc anh trưởng đoàn nói, những ngày qua sẽ lưu lại những đoạn đường thử thách khó quên trong đời người áo Lam khi chúng ta đã vượt qua 2 đường biên giới và đi lại ăn ở trên các quốc gia này như là quê nhà của mình, đặc biệt là chúng ta đã có mặt trên cầu sông Kwai lịch sử để hoàn tất lộ trình du khảo theo tinh thần xông pha trại mạc áo Lam. Các anh chị còn trẻ còn có thể học hỏi được nhiều thứ, nhất là ngoại ngữ để giao tiếp thoải mái ra ra thế giới mà ở các nước Cambodia và Thái Lan chỉ là những bước khởi đầu….

Lễ Bế mạc 

Tại đây, mọi người đã gặp một số đồng hương từ Việt Nam qua Thái và đang làm việc tại chùa này, có người từ Huế có người từ Nghệ Tĩnh…  gặp nhau tay bắt mặt mừng nói mãi không dứt ra. Sau khi lễ Phật, được chùa hậu đãi nghỉ ngơi uống nước ……

Đoàn từ giã Cầu sông Kwai trở về BKK, về đến phố Khaosan trời đã chập choạng, đoàn lại chia thành hai nhóm, một nhóm về nhà nghỉ ngơi rồi ăn tối ở quanh đấy, một nhóm đi chợ đêm Sa Lum. Đây mới thật là chợ đêm, có những gian hàng mãi 8h tối mới bắt đầu dọn ra, bán đủ mọi thứ nhưng giá cả thì nói thách kinh khủng, may là chúng tôi đã nắm được phần nào giá cả bên chợ tối qua……, Thí dụ: một món hàng bên kia ghi giá là 150bath, sẽ mua được với giá 120 bath, thì ở chợ này nói tới 550bath, ghê thật! Nếu không nắm giá mua hớ là cái chắc. Đi vòng vòng chúng tôi tìm được một gian hàng thật thà hết biết, chỉ nói giá 120 bath, trả 100 bath – đồng ý bán – mọi người tập trung mua quà lưu niệm ở đây Đến khoảng hơn 23 giờ đêm nhóm mới tìm chỗ ăn tối  “trễ lét” rồi đón taxi về lại gueshouse; Về đến nơi khoảng 0 giờ, cất đồ lên phòng, một vài người còn đi tiếp vào các Seven Eleven quanh phố  mua sắm thêm những gì còn thiếu, chủ yếu là dầu, các bịch khô xé đặc trưng của Thái (rất ngon và cay) …..khaosan road vẫn đông người. Một số các anh chị đã đi vào giấc mộng về đêm, anh trưởng đoàn vẫn ngồi sửa hình và post lên Face liên tục –vẫn có người “like” ngay, chắc lại phe ta rồi!  Nhóm về nhà cũng đâu có hiền, đi rảo quanh các Seven Eleven mua sắm đủ thứ quà lưu niệm….Đêm nay tất cả mọi người đã thu dọn hành lý gọn gàng.Bangkok trời chuyển cơn mưa đêm như lưu luyến phút giấy giã từ.

Trú mưa đêm giã từ 

 8h Sáng ngày 4/9 chúng tôi lên xe về lại Poipet; Xe đã được hợp đồng từ tối qua, phải hai xe 15 chỗ cho đoàn vì có cả hành lý  Khoảng 13h chúng tôi làm thủ tục ra khỏi Thái và nhập lại Cam, liên hệ với nhân viên trung gian của các xe khách tại biên giới Cam, xe trung chuyển chúng tôi về bến khoảng 200m, mua vé rồi lên xe về Phnom Penh – Khoảng  4h30 chiều, xe mới dừng lại một địa điểm đơn sơ, có một quán ăn nhỏ bên đường và ăn được một bữa  cơm như ở Việt Nam, gà quay, hột vịt thịt kho, Chị Bình Nguyên lanh lợi điều hành bữa ăn, đoàn  ăn bay luôn nồi cơm nóng chủ quán vừa mới nấu, chúng tôi tự hỏi “ không biết nồi cơm này họ nấu cho cả nhà ăn tối hay để bán cho chúng tôi??!!!! Ai cũng thấy ăn được một bữa cơm quá ngon hay tại mình đói quá?????  Gần 23 giờ đêm chúng tôi mới về đến Phom penh, để cho nhanh vì đã quá khuya, anh trưởng đoàn lên xe ôm đi tìm guesshouse – Tìm được khách sạn còn trống nhiều phòng cả đoàn lên xe tuk tuk về khách sạn, nhận phòng, tắm rửa rồi đi ngủ luôn, 7 giờ sáng dây uống cà phê ở quán đối diện với khách sạn chờ nhau; Trước đó anh Phụng đã xuống receiption mượn điện thoại liên hệ với  hãng xe đặt vé về Việt Nam  – 9h30 họ sẽ đến đây đón đoàn luôn. Thì ra chủ khách sạn là người Việt Nam đã qua Cam lập nghiệp – Sau khi uống cà phê xong, chị kêu tuk tuk trả giá và nói họ chở chúng tôi đến chợ Pnompenh, đến nơi các tài xế hỏi có neo xe không thì họ sẽ chờ để chở về, nghĩ neo lại mất thời gian của họ, khi về chúng tôi sẽ kêu xe khác – Nhưng đến chợ rồi, trả tiền họ lại không chịu lấy, bảo họ sẽ chờ để đón đoàn về lấy tiền luôn. Nhanh chóng cả đoàn chụp hình lưu niệm trước cửa chợ chính, đoàn vào ăn sáng trong khu vực hàng ăn, toàn người Việt Nam, món ăn VN đủ cả, bún riêu, hủ tíu, mì Nam Vang, bánh cuốn….., cà phê đậm đà. Trước khi vào đây đoàn đã tắp ở cổng chính mua thêm một mớ đồ lưu niệm, nhóm tuổi trẻ đánh nhanh rút gọn rồi có mặt ở nơi cổng chính –  gần như bán đủ cả mọi thứ du khách cần mua, nói tiếng Việt, trả tiền Việt, cứ như đang mua bán tại chợ của quê nhà vậy.

Xe bus đến đón đoàn lúc 10 giờ – di chuyển 15’ phút sau   đưa chúng tôi dần ra khỏi Phnom Penh. Trưa, xe dừng ăn cơm trưa tại quán ăn sát biên giới như lúc đi nhưng cơm ở đây lại ngon lành vì mang mùi vị Việt Nam hơn – Điện thoại có lại sóng – Thủ tục rời Cam – nhập Việt Nam đã hoàn tất, đoàn du khảo  đã đặt chân trên quê hương Việt Nam. Khoảng 15h hơn chúng tôi chia tay nhau tại Phạm Ngũ Lão; Kết thúc chuyến du khảo bảy ngày, tuy con đường nhiều gian nan, nhưng quá trình thấm trải là một cuộc hành trình đầy thú vị!

Trích Hành trình Du khảo Cầu sông Kwai của Quỳnh Mai

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi