Nhạc lý – Ký âm pháp

Chuyên Mục: Nhạc lý 486 0

II: Các ký hiệu ghi cao độ

1. Tên các nốt nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA,SOL,LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, SON, LA, SI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ hay Octave).

Not tren khung

2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên: Đô – Rê – Mi – Fa – Son – La – Si. theo Alphabet để gọi 7 nốt nhạc theo thứ tự sau: A (la) – B (si) – C (do) – D (re) – E (mi) – F (fa) – G (sol)

Thường, các ký tự này dùng ghi cho những hợp âm  cho gọn: Do trưởng: C ; Do thứ: Cm – Re trưởng: D; Re tứ: Dm – Mi trưởng: E; Mi thứ: Em….  – Fa: F – Sol: G – La: A –  Riêng Si: B: Si giáng trưởng; Bm: Si giáng thứ (hiện nay B chỉ si giáng, còn H chỉ si thường).

Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Son La Si (Đô). 4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.

-Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Si với Đô. -Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Son, Son với La, và La với Si.
Ta có sơ đồ :

1 cung A

1 dau hoaA

 

câu hỏi ôn tập:

1. có bao nhiêu nốt nhạc? Hãy kể ra
2. Hãy ghi tên các dấu nhạc bằng chữ cái La Tinh  (ABC,,,)
3. Hãy đọc thuộc khoảng cách cung của 7 nốt nhạc.
4. Dấu hóa là gì? kể tên các dấu hóa và nói rõ tác dụng của nó.

(còn tiếp)

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi