Nguyên tắc cân đối hai phần ba.
Cân đối không phải là đối xứng, tâm lý thị giác có thể phán đoán được “trọng lượng thị giác“. Một bức ảnh được gọi là cân đối khi phần “sắc nặng” và phần “sắc nhẹ” hoặc các thành phần trong chủ đề tỉ lệ vàng với nhau.
Nguyên tắc bố cục này cơ bản dựa vào quy luật tạo hình từ “tỉ lệ vàng”. Từ trước công nguyên, các hoạ sĩ cổ đại đã khám phá ra rằng mọi kiến tạo tự nhiên cho là “cân đối” hoặc có tỉ lệ “đẹp” đều gắn liền với tỷ số 2/3. Trên cơ thể con người (vật tạo hoá đẹp nhất trong vũ trụ), mọi bộ phận đều tỉ lệ 2/3. Trục mắt nằm ở vị trí 2/3 so với khuôn mặt, chiều dài bàn tay tỉ lệ 2/3 so chiều dài từ khuỷu tay đến bàn tay, từ vai đến khuỷu tay tỉ lệ 2/3 so toàn bộ cánh tay, rốn (trọng tâm của cơ thể) nằm ở vị trí 2/3 so với chiều cao cơ thể… Chính vì quy luật tự nhiên như vậy mà “tỉ lệ vàng” đã gắn liền với “tâm lý thị giác thẩm mỹ” tự nhiên của con người.
Bố cục xiên (bố cục chéo góc).
Không phải để máy ảnh nghiêng gọi là bố cục theo đường xiên mà nó là nghệ thuật sắp xếp các thành tố hoạ tiết theo hướng từ “góc ảnh tới góc ảnh” theo quy luật đường xoáy phát triển Fibonacci. Theo đó, trọng tâm của bức ảnh sẽ ở một góc ảnh này và phát triển theo đường xiên tới góc ảnh kia. Đường chéo luôn là đường dài nhất, nhờ vậy nếu các hoạ tiết bố trí theo đường xiên thì nội dung và số lượng hoạ tiết sẽ được gia tăng.
Bố cục tạo hình trong khung
Thủ pháp này nhằm cô đọng nội dung chụp, hạn chế được sự trống trải, dư thừa, nhờ đó hấp dẫn được tâm lý thị giác vào chủ đề. Ngoài ra, khung hình còn mang giá trị ngữ cảnh, người xem có thể hình dung được bối cảnh hoặc địa điểm chụp, nhờ đó mà bức ảnh mang thêm thông tin.
(còn tiếp}