Câu chuyện lửa tàn- Phụ nữ Việt Nam mở cõi!

Chuyên Mục: Câu chuyện lửa tàn 90 0

Kính thưa quý anh chị,

Cùng các em thân mến.

“Vùng đất eo hẹp của miền Trung nước Việt chúng ta vốn đã bao đời khốn khó. Trải qua bao thế hệ, bao nhiêu người đi kẻ ở, bao nhiêu thay đổi thăng trầm của đất nước nhưng miền Trung vẫn không thay đổi, vẫn không đủ ăn đủ mặc, những thiếu thốn nhọc nhằn vẫn bám theo cuộc đời của hàng triệu đồng bào đã chọn sống trên mảnh đất linh thiêng nhưng cũng đầy bất hạnh miền Trung. Và rồi bão lụt, chẳng khác gì bốn mùa xuân hạ thu đông, cứ theo thời gian mà quay về, đem theo đói rét cho những gia đình vốn đã nhiều năm đói rét, đem theo tàn phá trên những mái tranh vách lá mong manh vừa mới dựng lên từ sau cơn bão năm qua.”

Đây là nhận định của một tờ báo mới đây.

Miền Bắc thường vỡ đê, lũ lụt! Do đặc điểm của cuồng lưu sông Hồng dâng cao và Hà Nội Thăng Long nằm lọt trong con sông lớn này  được bảo vệ bởi hệ thống đê điều bao quanh [Hà: sông; Nội: bên trong].

Miền Trung: “Trời hành cơn lụt mỗi năm” hay “Ông tha mà bà chẳng tha – Trời làm cơn lụt hăm ba tháng mười”. Bình thường thì gạo lúa đã không đủ nuôi dân rồi huống chi chuyện thiên tai bão lụt dường như  xảy ra năm một thường xuyên.

Đây là nỗi đau tâm khảm, lo toan của những người lãnh đạo quốc gia thời đó, tìm mọi phương cách mở rộng đất đai về phương Nam, nhưng ước muốn đó được thực hiện trong hòa bình chứ không phải là nuôi tham vọng, cậy thế lực dụng binh quyền tiến chiếm các lân bang.

Huyền Trân Công Chúa, là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). được phong làm hoàng hậu Paramecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà.

Trong Trường ca Con Đường Cái Quan có một đoạn có thể diễn tả sự hy sinh của một nàng Công chúa tuổi chưa đến 20 để  chúng ta có được một dãy đất Quảng Trị – Thừa Thiên, trong đó có kinh thành Huế ngày nay như sau:

 “Năm tê trong lúc sang Xuân

Tôi theo Công chúa Huyền Trân( tôi) lên đường

Đường máu xương đã lắm oán thương

Đổi sắc hương lấy cõi giang san

Tôi đi theo bước ái tình

Đi cho trăm họ được hòa bình ấm no

Đèo núi cao nghe gió vi vu

Thổi phấn son bay tới kinh đô….Huyen Tran

(Tranh Internet)

Để tránh cho dân tình điêu đứng lầm than vì chiến tranh, những biện pháp chuyển giao quyền lực trong hòa bình đã diễn ra từ thời Tiền Lê [Dương Vân Nga giao ấn tín, long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn để chống lại quân Tống xâm lược]; đưa Lý Công Uẩn chấp chính thế ngôi Lê Long Đỉnh tàn ác; Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh… là chuyện thường thấy trong lịch sử nước nhà. Nhưng những sự hy sinh của các “Bà” trong công trình giữ nước, mở cõi nhiều khi chúng ta lãng quên vì có khi những nhà viết sử chỉ ghi một cách khách quan sơ lược.

Nhưng dãy đất Quảng Trị – Thừa Thiên mà chúng ta hưởng được cũng tai ách liên miên, mùa màng thất bát, đời sống dân chúng bất ổn, cơm chẳng đủ no nên khát vọng tiến về phương Nam  không ngừng nghỉ cho đến khi Trạng Trình nói với Nguyễn Hoàng câu sấm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” [ Hoành sơn một dãy – là chổ dung thân muôn đời ] Từ đó ta có thêm ngàn dặm đất đai nữa từ đèo Ngang ra nữa để sau này chúng ta có thể an tâm thốt ra câu: “ Lúa thơm nuôi đủ ba miền ” là nhờ đồng bằng sông Cửu Long  đất đai, sông nước trù phú vô cùng.

Trên lộ trình mở cõi Phương Nam ngàn dặm  công lao lớn nhất là của họ Nguyễn, nhưng nhà Nguyễn ngày nay bị chính quyền hiện tại rẻ rúng là do sự sai lầm của  thời Phục Quốc Gia Long! Bên cạnh đó là công lao của Bà Ngọc Vạn, điều này không có ghi trong lịch sử nên ít ai biết:

Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Vạn, con gái thứ hai của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lên ngôi chúa năm 1613. Để tập trung sức mạnh ngăn chống lại Chúa TrịnhĐàng Ngoài, Chúa Sãi giao hảo với các nước phương Nam khi đó là Chiêm Thành và Chân Lạp. Vua Chân Lạp mới lên ngôi là Chey Chetta II muốn kết thân với chúa Nguyễn để làm thế đối trọng với vua Xiêm La, nên đã cầu hôn với con gái Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Năm 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetta II. Ngọc Vạn trở thành hoàng hậu Somdach Prea Peaccayo dey Preavoreac Ksattecey và sinh con trai là Neang Nhéa Ksattrey vào năm 1624.

Khi tới Chân Lạp, Ngọc Vạn đã đem theo nhiều người Việt, trong đó có người giữ chức vụ quan trọng nơi triều đình Chân Lạp. Bà lại lập một xưởng thợ và các nhà buôn gần kinh đô cho họ sinh hoạt. Năm 1620, lưu dân Việt đã có một nhóm tụ cư tại Prei Kor (Mô Xoài-Bà Rịa). Năm 1623, Chúa Sãi gửi quốc thư ngõ ý muốn đặt một trạm thu thuế, vua Chân Lạp nhanh chóng chấp thuận. Nguyễn Phúc Nguyên còn cử một sứ bộ sang Chân Lạp xin vua Chey Chetta II nhượng khu dinh điền ở vùng Prei Kor. Nhờ sự vận động của hoàng hậu Ngọc Vạn, vua Chân Lạp đồng ý cho người Việt đến đó canh tác. Bù lại, chúa Sãi hai lần giúp Chey Chetta II đẩy lui quân Xiêm xâm lược. Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân lên đất Chân Lạp, bước đầu để dần tiến xuống đồng bằng sông Cửu Long.

Tưởng cũng nên nhắc lại, vùng đất đai chúng ta ở có phần lớn là nước Phù Nam đã bị Chiêm Thành và Chân Lạp tiêu diệt.

Năm 1628, vua Chey Chetta II từ trần, triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi giữa những hoàng thân. Năm 1658 hai hoàng thân So và Ang Tan nổi lên đánh vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Ông Chân[c] (vua Ram Thupdey Chan), nhưng thất bại, xin nhờ thái hậu Ngọc Vạn giúp đỡ. Thái hậu Ngọc Vạn chỉ cách cho hai người này cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Tần liền cử phó tướng Tôn Thất Yến (Nguyễn Phúc Yến), đang đóng ở dinh Trấn Biên, Phú Yên đem 3.000 quân qua giúp, bắt được Nặc Ông Chân ở vùng Mô Xoài, bỏ vào củi đưa về giam ở Quảng Bình vì lúc đó chúa Nguyễn đang hành quân ở Quảng Bình. Tại đây, Nặc Ông Chân từ trần năm 1659.

Chúa Nguyễn phong So lên làm vua Chân Lạp tức Batom Reachea[. Từ đó, Chúa Nguyễn càng ngày càng can thiệp vào công việc của Chân Lạp và đưa người thâm nhập, dần dần tiến đến sinh sống tận mũi Cà Mau như ngày nay.

(nguồn Wiki)

Hơn ngàn dặm đất trời Nam đã được khai khẩn như thế, ít ra đã có một thời hít thở không khí tự do, dù có lũ lụt thì cũng thêm đất phù sa để lúa thơm nuôi đủ ba miền, để sẵn sàng ra tay tương trợ cho đồng bào miền Trung, miền Bắc. Có ai ngờ công lao phần lớn là các người phụ nữ Việt Nam! Để chúng ta đã hiểu rõ cái giá trị đích thực của nó: Dân Chủ- Tự Do – Nhân quyền – Độc Lập. Cháu con ta cần phải biết nguồn cội tổ tông còn phảng phất đâu đây trong hồn thiêng sông núi khi thắp đuốc kêu gọi ngọn lửa từ tim.

Nguyên Hoàng

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi