Tính chất Văn nghệ GĐPT (kỳ X)

Chuyên Mục: Tác phẩm 109 0
  1. ĐỊNH HƯỚNG VĂN NGHỆ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

 

Trong các loại hình Văn nghệ sáng tác, nếu các nghệ sĩ không có cảm hứng, mê say..  thì sẽ không có các tác phẩm hay ra đời! Nhưng thả trôi mỹ cảm dù trong vị trí sáng tác  hay thưởng ngoạn  thì  cũng là rơi  vào trong say đắm, đoạ lạc. Trong cương vị và trách nhiệm làm trưởng trước đã tự khẳng định mình đang làm công tác hướng dẫn, sứ mệnh giáo dục, đào luyện tuổi trẻ thành những Phật tử chân chánh nên phương hướng sáng tác và thưởng ngoạn  đều có mực thước của nó, mà nền tảng mực thước đó  đã thấm nhuần trong quá trình sinh hoạt GĐPT.

Chúng ta  không cần phải nhắm mắt bịt tai trước sự cám dỗ của ngũ dục cuộc đời  mà phải nhìn thẳng vào sự thật  để quán xét  sự lợi hại của chúng. Huynh trưởng mà kém hiểu biết (thiếu tri thức) là thiếu sự cảm thông sẽ dễ rơi vào cực đoan  do thành kiến và biến kế sở chấp.

Từ trước đến nay, khi chọn Uy viên văn nghệ, thường các anh chị  chọn  những huynh trưởng là nghệ sĩ  âm nhạc – biết đàn hát, biết tổ chức văn nghệ sân khấu, lửa trại, quanh đèn ..  chứ không chọn  Ủy viên văn nghệ là Hoạ sĩ, kiến trúc, nhiếp ảnh, văn  thi sĩ … Chính vì thế nên  GĐPT có thế mạnh là ca hát, múa, kịch, hoạt cảnh ,,,, còn những bộ môn khác thì  rất kém phát triển hoặc ít ai để ý tới.

Ngành Oanh vũ với số lượng đông nhất trong 6 đoàn  nhưng nhu cầu  về  chuyện  bằng tranh không được đáp ứng – các em phải học thuộc lòng những câu chuyện Đạo , chuyện tiền thân  suốt 60 năm toàn là chữ nghĩa một cách khô khan. Không phải là GĐPT không có hoạ sĩ  mà vì  Ủy viên Văn Nghệ không thiên về hoạ và đã không có định hướng sáng tác về hội hoạ điêu khắc. Trong khi thị trường tranh ảnh Nhật Bản Doremon, Pokemon, ngay cả tranh thiếu nhi Việt Nam  dù có nhiều chỗ phản cảm nhưng vẫn hấp dẫn cả đến người lớn. Chúng ta vẫn chưa có những bức tranh  do GĐPT  vẽ  được trưng bày – sức sống chỉ đơn sơ vài bức tranh dán  bằng cát màu hay hạt đậu, điêu khắc được một vài khúc cây rừng. Đa số tranh  ảnh , hình tượng  đều do các nghệ nhân Cư sĩ Phật tử thực hiện.

Chúng ta vẫn còn một tiềm năng rất lớn về bộ môn Nhiếp ảnh mà chưa khai thác hết vì không có định hướng và diễn đàn, phòng triển lãm  để  tập họp  những nghệ sĩ nhiếp ảnh  chuyên săn tìm và lưu giữ ảnh sức sống GĐPT mấy chục năm qua.

 

Về Kiến trúc, trong quá khứ GĐPT từng có những mô hình về trại mạc, cầu dây, cầu tre, trại sàn, thuyền hoa, xe hoa, vườn Lâm Tỳ Ni, lễ đài Phật Đản, khán đài danh dự…  khá qui mô. Nhưng về sau do hoàn cảnh đất nước không thể phô trương về hình thức, khó khăn chung về tài chánh, eo hẹp thời gian ….Khiến các thế hệ sau  không tận mắt chứng kiến, hoặc chưa một lần tham gia vào những công trình  lớn ấy. Tất nhiên phải bị lạc hậu và khó có sự phát kiến nào  tốt hơn.

Ba mươi năm sau chúng ta không tìm được những tác phẩm  văn chương GĐPT  như Ánh Đạo vàng, Mùa gặt ác, sứ mệnh GĐPT, Gia trưởng, cẩm nang huynh trưởng ……. chúng ta có nhiều kịch bản  về những câu chuyện tiền thân hay chuyện Đạo mà chưa  được phổ biến. Chúng ta còn có nhiều anh chị nhiệt tình nhưng sáng tác và hoạt động đơn lẻ , thiếu sự kiểm nghiệm, thẩm định về mặt tinh thần nội dung, bố cục bởi  những  nhà chuyên môn. Vì không có diễn đàn như bản tin, tập san, đặc san ….nên dù quí  như châu ngọc,  đẹp như hướng dương  cũng không ai biết. Dù rằng, những  huynh trưởng thừa hành cần phải biết!

Một ngày, tôi tìm được một tuyển tập văn học trên kệ sách của chùa , lật ra biết rằng ấn phẩm in lậu. Rất ngạc nhiên, vì các tác phẩm ngắn ấy có  do các cây bút GDPT Pháp quốc  như Từ Khoa, Tâm Hảo……viết chuyện Gia đình Phật tử. Tuần sau  tôi đến tìm mua, 30 quyển sách  ký gởi chùa tuần trước đã được bán hết !!!

Những quyển Hoạt động thanh niên của Tâm Huy , nhạc GDPT do Đức Quảng viết đều bán rất chạy vì đó là một nhu cầu thiết yếu của huynh trưởng và đoàn sinh . … Chỉ vì vấn đề quản lý về in ấn nên không ai  muốn xuất bản đó thôi.

Ngay đến bộ môn Văn Nghệ  là âm nhạc, sân khấu, kịch nghệ  là thế mạnh cũng không  định hướng được. Chúng phát triển được đến đâu  là do huynh trưởng  Địa phương có tâm hồn Văn nghệ  nhiều hay ít.

Tâm lý phần đông quí huynh trưởng coi bộ môn văn nghệ đàn ca hát xướng là  môn phụ, không cần chuyên sâu, vì chúng ta không phải là nghệ sĩ chuyên nghiệp. Chỉ cần có là đủ,  chỉ cần hát nghêu ngao  phụ hoạ  vài câu cho thư giãn tâm hồn, cho vui vẻ  là xong. Bởi Thế nào cũng xong nên chúng ta chưa từng có cái nhìn nghiêm túc  cho bộ môn Văn Nghệ, chưa từng quan sát cái phương tiện chuyển tải giáo lý Phật Đà  hay những lời ca hướng thượng nó tốt xấu ra sao  !

Huynh trưởng Nhạc sĩ  Bửu Ấn  đã nhìn ra  những điểm này mà đưa ra định hướng  Văn nghệ (thiên về âm nhạc)  với cảm quan nhận xét xác đáng .

….
Cuộc  sống của tuổi trẻ hôm nay – so với vài ba thập niên trước  – đã có quá nhiều sự xáo trộn đổi thay ( cả từ vật chất lẫn tinh thần )  Chúng ta phải làm cách nào để phát huy hiệu quả tốt nhất cho bộ môn Văn nghệ theo đúng đường  hướng GĐPT VN : Phật Giáo – Dân Tộc – Tuổi trẻ hiện tại  . Bởi Văn nghệ GĐPT  ( mà ca nhạc là xung kích ) đóng vai trò mạnh , hấp dẫn trong vui chơi giải trí , đồng lúc phải là một phương tiện huân tập sâu sắc – nhẹ nhàng mà vững chắc . Để thấm sâu tinh thần Phật Giáo – dân Tộc từ tuổi Hoa niên khi đi vào đời …..

Thiền Sư  Suzuki có viết : “… Con người  sinh ra không phải  ai cũng trở thành nhà khoa học được ,song tất cả có thể trở thành Nghệ sĩ
Tôi nghĩ , Thiền sư đang chỉ vào “ nghệ sĩ tính “ hiện diện trong chúng ta. Thực vậy, có những nghệ nhân chạm khắc những bức phù điêu hoành tráng , lộng lẫy nhưng lại không biết gì về hội hoạ! Có những nhà văn, nhà thơ không biết ca hát , nghe nhạc,  Có những tay đàn rất giỏi nhưng khi cất giọng hát thật là khó nghe! có những giọng ca thiên phú, làn điệu ngọt ngào nhưng lại không biết thanh nhạc hay ký xướng âm …..Có những MC dẫn chương trình lưu loát nhưng không biết bất cứ bộ môn âm nhạc, kịch nghệ nào! … Dù những người ấy có nổi danh hay không thì đại chúng vẫn gọi họ là nghệ sĩ theo nghĩa rộng. Đã đến lúc GĐPT phải thúc đầy các bộ môn văn nghệ hoạt động đều, nhường bớt chỗ cho các nghệ nhân, nghệ sĩ khác cùng hợp tác phát triển. Phát triển các loại hình văn nghệ càng phong phú thời hoạt động GĐPT càng lôi cuốn giới trẻ tham gia. Do đó có thể khẳng định: Muốn phát triển sinh hoạt GĐPT, muốn đẩy mạnh phong trào sinh hoạt GĐPT trước phải  phát triển đều tay các bộ môn trong văn nghệ GDPT

Về nhân sự tối thiểu Khối văn nghệ bao gồm :

  • 1 Ủy viên văn nghệ điều khiển tổng quát hoặc kiêm 1/3 bộ môn
  • Từ 2 đến 4 Phụ tá ủy viên  chia nhau phụ trách các loại hình nghệ thuật

a/ Văn : phụ trách báo chí, diễn đàn chung cho các hoạt động hành  chánh GĐPT, văn chương thi phú  (nhà văn hoặc thi sĩ )

b/ Mỹ : Nhiếp ảnh hội hoạ , điêu khắc , kiến trúc, thiết kế  ( phải am tường về hội hoạ hay nhiếp ảnh , kiến trúc )

b/ Nghệ : Âm nhạc, sân khấu, kịch nghệ, ca múa (phải là nhạc sĩ , biên đạo múa , kịch tác gia …. )

d/  Các kỹ thuật viên lập trình vi tính để thực hiện trang nhà trên Internet như Hoa Đàm đã và đang làm.

– Đến khi có hoạt động phải tổ chức qui mô, bắt buộc phải mời nhiều thành viên có khả năng chuyên môn  cộng tác (Khả năng chuyên môn  không cần phải xếp theo cấp bậc, thí dụ như mời người điều khiển âm thanh , ánh sáng bên ngoài  vào  hợp tác  , thì họ đâu có cấp gì ! )  Sau khi hoàn thành và tổng kết xong  dĩ nhiên Ban tổ chức ấy tự động giải tán. Chỉ trừ hoạt động về báo chí  là  trường kỳ thôi.

Viết chương trình cho bộ môn văn nghệ cân đối hài hoà:

Dựa trên chương trình  bộ môn văn – mỹ – nghệ cũ  để soạn thảo bổ sung  theo các bậc học – cấp độ. Sau khi được học căn bản ở các bậc đoàn sinh đến bậc Kiên trở đi  sẽ tạo điều kiện cho huynh trưởng hàm thụ và tự học . Thí dụ như bộ môn hội hoạ dành 5 tiết lên lớp  và 15 tiết thực hành hàm thụ; bộ môn Nhiếp ảnh  dành 3 tiết lên lớp và 10 tiết hàm thụ thực hành; bộ môn cắm hoa 5 tiết lên lớp và 10 tiết hàm thụ thực hành ….Âm nhạc , kịch nghệ , vũ đạo, Dân vũ Quốc tế, sáng tác …. cũng vậy. Có thể tổ chức lớp riêng và thẩm định  kết quả bằng tín chỉ.

Chúng tôi xin giới thiệu bản phác thảo chương trình Văn nghệ  do anh Ủy viên Văn Nghệ trung ương soạn trình duyệt năm 2004 :

 

    CHƯƠNG TRÌNH HỌC NHẠC GĐPT ( phác thảo )

A: ÁP DỤNG CHO ĐOÀN – SINH

I / NGÀNH OANH VŨ : Chú trọng về vui chơi , giải trí, kích thích và dưỡng nuôi năng khiếu nghệ thuật

  • Các buổi học về phách, nhịp của môn “ Xướng, nhạc , tiết “ chỉ lấy nốt ¼ ( nốt đen ) làm đơn vị phách . Xữ dụng Pháp – khí để gõ hoặc vỗ tay mà giài thích phân biệt rỏ ràng : thế nào là đếm nhịp thế nào là đếm phách ( mesures – temps )
  • Khi tập cho các em nghe : phân biệt về độ cao, độ dài – có thể cho các em ghi theo phương pháp “ Đồ -Thị “( Tung độ : cao thấp – Hoành độ : dài , ngắn )
  • Cho các em đọc nhiều để thấm sâu vào Ngũ cung – Việt Nam trước khi xử dụng âm giai điều hoà Phương Tây , để tập hát các bài hát sinh hoạt GĐPT ngắn , dễ trong phạm vi Quãng 8
  • Tập đếm phách chia 2 – chia 4
  • Thực hành chính xác các bài hát của ngành OANH

* Ghi chú :  Oanh vũ chia làm 2 trình độ:

Mở mắt – cánh mềm : Chỉ tập hát vui chơi tương đối Đúng , Rõ mà không cần phải ‘hiểu nhạc’ 

Chân cứng – tung bay : Chỉ đòi hỏi thực hành Đúng Nhịp – phách các loại hình nốt : đen –trắng – móc : đen có dấu chấm dôi ; ở tất cả các bài hát có Mẫu – xố  x/4

II / NGÀNH THIẾU :

  • Hướng Thiện – Sơ Thiện
  • Môn , Ký – Xướng – Âm : Nghe, ghi lại, rồi đọc chính xác từ 2 cao độ của Dấu Huyến, dấu sắc;rồi đến 3 độ cao( Huyền,không dấu, sắc ). Rồi thêm Dấu nặng’( 4 nốt)….. tiến đến tập hát các bài dân ca  ngũ cung -Việt nam
  • Môn Xướng –Nhạc-Tiết ‘: tập gõ mỗi Pháp Khí một tiết tấu khác nhau , sau đó kết hợp 2,3 ,và tất cã đồng tấu ……lần hồi đi vào các nhịp phức tạp hơn : nhịp chỏi , nhịp đảo , nhịp lỗi , nhịp sắp.
  • Đọc Gam -điều – hoà 7 nốt nhạc phổ thông Tây phương chia làm 2 ‘Tứ Liên Am (tétracord) chú trọng đến quãng 4,5 ,8 đúng, mở rông Am vực

trong vòng quãng 10

Trung Thiện , Chánh Thiện :

  • Học thêm đầy đủ và thực hành đúng những ký hiệu ghi trên bài nhạc .
  • Biết đánh nhịp và điều khiển để tập lại các bài hát cho đội , chúng , đoàn …. Mà người đoàn sinh đó vừa được truyền đạt
  • Xướng Am ( đọc) thành thạo các quãng ( interval) của âm giai trưởng , thứ ,tự nhiên ,Hoà Am và Giai Điệu , nghe ra được quãng 3 trưởng , 3 thứ , âm chủ và âm át của loại nhạc phổ thông Định thể – Tây phương

III/ NGÀNH THANH : (Hoà –Trực)

  • Về thực hành có 2 trình độ như ngành Thiếu
  • Về lý thuyết đọc thêm một số thể loại ‘’ Sân khấu ‘’ bao gồm : lịch sử – ngôn ngữ đặc trưng của bộ môn , các hình thức thể hiện …
  1. ÁP DỤNG VÀO CÁC BẬC HỌC TRƯỜNG KỲ HUYNH TRƯỞNG

…………………………………………………( không có ghi ra đây)

 

Còn những thể loại khác trong bộ môn Văn nghệ ra sao?  xin đề nghị tu chỉnh chương trình đi từ làm quen – cơ bản – nâng cao theo định hướng của thể loại âm nhạc trên . Cái bất tiện là bộ môn văn nghệ giữ nhiều tiết học quá mà thiếu những “nhà chuyên môn” nên kham không nổi . Cấp Gia đình không xong thì đề nghị BHD Tỉnh , Thị Xã… Nên tổ chức lớp theo cách hàm thụ liên tục để đào tạo các “ nhà chuyên môn “mới .

 

  • Chuẩn bị thu thập tranh vẽ , hình ảnh trưng bày sức sống GĐPT phòng , góc triễn lãm nhân dịp Chu Niên , Phật Đản , Thành Đạo (  khác với hình ảnh tường trình hoạt động ) Đối với Vu Lan thì chủ đề là Hiếu .
  • Tập tin nội bộ số ra mắt nhân ngày Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo và Xuân , chu niên, hiệp kỵ ( tùy chọn ) để đăng tải văn chương thi phú , kịch bản , nhạc,  hoạ , hò vè , các thiết kế mới lạ môn HĐTN,  lưu ảnh …
  • Sưu tập và thực hiện nhạc GĐPT các thể loại , các chủ đề trên băng từ ( cassette) và CD , VCD, DVD .
  • Sưu tập các đoạn film, video để phối hợp làm nền ( background ) nhạc Karaoke .
  • Hợp tác mở trang nhà WEB trên mạng chủ đề Văn Nghệ GĐPT với các danh mục (menu) Văn học – Thi phú – âm nhạc – hội hoạ điêu khắc – nhiếp ảnh – thiết kế – nhạc Mp3……. Để tiện việc tra cứu, sử dụng.

Vấn đề khó khăn hàng đầu xưa nay của GĐPT là tài chánh  dù

trên nguyên tắc làm ăn thì ra làm ăn, nhưng  do nhiều lý do

Chủ quan: Do nhiệt tình  làm mà không xem xét, không cầu thị về  hình thức, kỹ thuật bộ môn, không nghiên cứu thị trường  – đối tượng tối thiểu – dễ dãi phần kỹ thuật , thiếu chuyên nghiệp , không phối hợp đồng bộ trong chủ đề, tác giả – tác phẩm , in ấn hình bìa  không biểu hiện được sức sống GĐPT , hoặc thiếu trang nhã  ( bắt mắt)

Khách quan: Không trình duyệt (BHD cấp TƯ hay Tỉnh , Thị )   không tiếp thị rộng lớn được ( nếu không xin giấy phép ) không quảng cáo được (vì không có diễn đàn) giá thành gốc cao do in ấn số lượng ít (nên bị photocoppy hoặc in sang lại – hoặc giả không biết nơi nào phát hành nên in sang hoặc photo lại xài đỡ )

Vấn đề đầu tư và phát hành :

Sau năm 1975 , bao nhiêu vốn liếng  văn nghệ để đời  do GĐPT  dần bị mất sạch, không còn dấu vết , khiến các anh chị phụ trách Văn Nghệ phải sưu tầm , nghiên cứu , tập họp làm lại từ đầu: Từ viết nhạc bằng tay đến vi tính là một quãng thời gian, thu âm, thu hình … từ tạm bợ đến hoàn chỉnh cũng còn một khoảng cách khá xa. Thường phải thực hiện do chủ kiến cá nhân, xong mới trình BHD duyệt.

Cần  “ hy sinh” một số vốn ban đầu  để thực hiện  và giao cho các nhà doanh tế phát hành  với số lượng vừa phải nhiều đợt ( giao nhiều mà bán chậm cũng vậy! ). Nếu may mắn  mỉm cười vì xuất phẩm hay, lạ, mới  thì được nhiều người ủng hộ để “tái bản” đợt khác – đồng nghĩa với sự đóng băng, ngâm vốn . Tâm lý GĐPT  ít chịu tiêu thụ  xuất phẩm với giá cao. Nên đem biếu, tặng làm quà  các chùa, các Phật tử, các gia đình Phật tử nhân các dịp lễ  vía là cách  tiêu thụ sản phẩm và ủng hộ nhà đầu tư. Thị trường GĐPT hải ngoại sẽ phong phú hơn vì đa số đoàn sinh rất kém về Việt ngữ  rất cần nghe , nhìn để luyện giọng và nhập tâm!

Để tái sản xuất, nhà đầu tư phải bỏ vào thêm ít ra  là ½ vốn ban đầu sau khi chờ đợi một thời gian khá lâu.

Thay vì thực hiện nhạc chủ đề của nhiều tác giả mỗi người một vẻ thì có một số HT chỉ  chăm chú thực hiện album nhạc của tự mình (một mình ta – một góc trời ) làm mất tính chất hoà đồng của đại thể Gia đình Lam.

 

Nhà biên tập sẽ sắp xếp ý tưởng  theo chủ đề  với ba tiêu chuẩn :

1/ Bảo tồn những tác phẩm cũ

2/ Giới thiệu tác phẩm mới có chung chủ đề .

3/ Hoà âm phối kh , giọng ca – phụ hoạ  tương ứng với nhạc phẩm

Thông báo cấp BHD về các sản phẩm  để tránh sự “ trùng lấp “ khi cấp BHD Tỉnh khác sản xuất, tốn kém mà làm chậm phát huy tiềm năng văn nghệ GĐPT Việt Nam nói chung .

Nếu phân bố số lượng sản phẩm  rộng rải  trong GĐPT thì đó là cách bảo tồn lâu dài nhất.

 

– Những quyển Kỷ yếu về nhân vật, địa danh , đơn vị BHD

– Những tác phẩm văn chương: truyện dài, truyện ngắn, kịch bản

– Những tuyển tập thơ ca hay Thi  nhạc hoạ phối hợp

– Những chuyện bằng Tranh ưu tiên cho ngành Oanh Vũ .

– Tuyển tập hội hoạ, nhiếp ảnh GĐPT .

– Mô hình cổng trại, cầu tre, cầu dây, cầu treo, trại sàn GĐPT…

– Thành lập một hay nhiều Thư viện, Thư quán  cố định hay lưu động trong tỉnh để lưu trữ , bảo tồn và lưu hành  các xuất phẩm Văn Nghệ Phật Giáo và góc GĐPT .

 

Tuy định hướng  Văn nghệ GĐPT như vậy, mặc dù còn thiếu sót nhiều so với xã hội hiện tại nhưng thực hiện được 1/3 chương trình  trong lúc này là làm được rất nhiều.  Trong một BHD   nếu có vài nhân sự có khả năng, cống hiến nhiệt tình  là đã có được rất nhiều  – Vì sự nghiệp đào luyện tuổi trẻ mà bỏ qua các kiến chấp ngồi lại làm việc với nhau  là thành tựu rất nhiều. Do sự cảm thông, thống nhất, từng bước thực hiện:

 

1/ Trại hội thảo về Văn nghệ GĐPT toàn quốc  để thông hiểu  và thống nhất trong chương trình  hoạt động  qua ba thể loại  Văn-Mỹ- nghệ gồm các thành viên là Ủy viên văn nghệ và nghệ sĩ các tỉnh .

2/ Hỗ trợ lẫn nhau về mặt đào tạo , huấn luyện, hàm thụ  các bộ môn. Thí dụ nhạc sĩ Bửu Ấn  sở trường về hoà âm  nhưng ở Lâm Đồng  sẽ soạn  tài liệu hàm thụ  chung và  đích thân giảng dạy một số tiết ở các tỉnh khác; nhạc sĩ  Như Vinh sở trường về ký âm Pháp  ở Bình Định ….

3/ Tổ chức những cuộc thi: Vẽ biểu tượng, huy hiệu trại, thi tuyển ca nhạc  (đơn ca, song ca, tam ca, tứ ca,  đồng ca, hợp xướng.. )  như BHD Đồng Nai đã từng thực hiện (đơn ca)

Thi mô hình  Vườn Lâm Tỳ Ni có tính cách đại chúng, thi lồng đèn treo hay phóng đăng xe hoa, thuyền hoa  ngày Phật đản thi về  kiểu cách thiết kế sân khấu Phật Đản, Thi trại  sàn, cầu treo cho ngày Dũng, Thi  cắm hoa, gia chánh cho ngày Hạnh …..

4/ thành lập ban văn nghệ  BHD phục vụ lễ lược Phật Giáo và GĐPT09tienghatoanhvu06

  1. KẾT LUẬN

 

Từ xưa đến nay mọi người quan niệm chốn Thiền môn là nơi trang nghiêm thanh tịnh, đi ngang Chánh Điện,  hình tượng đều phải mở nón cung kính cúi đầu. Chư Tăng Ni sống đời tịnh hạnh  giữ niệm vô tránh cần sự an tĩnh  tu hành .  Trong nghi thức  thọ Bát quan trai giới,  các giới tử phải  nguyện ly dục ( ….. bất dâm, giữ ngọ trai, không tự ý ca hát hay nghe ca hát, không nằm ngồi ghế cao giường êm, không trang điểm hương hoa ..) Cho nên các lớp dạy Phật Pháp, Giáo lý cho trẻ thường thất bại vì  không khí khô khan , buồn tẻ của kinh kệ ,  rất nhiều vị thầy không thích tiếng nô giỡn ồn ào , vỗ tay ca hát  của trẻ thơ  nên  cũng rất ngại  cho GĐPT sinh hoạt. Có  một số quí thầy yêu trẻ thường tập họp chúng lại kể chuyện , dạy Phật Pháp ….lâu lâu cũng có ca hát , chơi một số trò chơi nhỏ cho trẻ thư giãn , bớt nhàm chán  nhưng đó không phải là kế sách giáo dục đạo đức cho trẻ lâu dài .

Phát khởi từ phong trào chấn hưng Đạo Đức , tổ chức GĐPT lớn mạnh và lớn rộng khắp nơi nơi , hơn 60 năm qua GĐPT đã hỗ trợ Giáo hội  trong công cuộc hướng dẫn cho tuổi trẻ tu hành . Vấn đề tu học của tuổi trẻ phải được hỗ trợ bởi công cụ Văn Nghệ , hoạt động thanh niên , xã hội . Và bộ môn Văn nghệ đa  thể loại đã đi đầu trong tình tương thân , tương ái , lôi cuốn  trẻ đến sinh hoạt tu học dưới  mái chùa   sinh hoạt vòng tròn  Ca  múa , trình diễn , hoạt cảnh , kịch nói , kể chuyện , trò chơi nhỏ , trò chơi lớn …. luôn luôn đổi mới có nghiên cứu về tâm lý và cải tiến  vui lạ  đưa đoàn sinh vui vẻ hoà đồng gần lại với nhau  nên âm nhạc lúc nào cũng là thế mạnh trong bộ môn Văn Nghệ .Kinh men thay 9

Bộ môn Văn nghệ trong GĐPT , bản sắc là tươi vui , trong sáng , lành mạnh , bình đẳng  trong tình nhân ái  hướng về chánh Pháp , tu học bản thân  chuyển hoá nội tâm . Số lượng nhạc phẩm  sinh hoạt có giới hạn rất cần được sự hỗ trợ của  một số nhạc Phật Giáo , Đạo ca , Thiền ca , nhạc cộng đồng , nhạc quê hương , loại nhạc Đạo  để trình diễn có thể là thêm sự bày tỏ tâm tư tình cảm  thực sự  trong những hoàn  cảnh không thuận duyên  , tiết tấu chậm , nhiều ca khúc buồn  nhưng vẫn giữ được tinh thần lành mạnh  hướng về Phật Pháp , vô nhiễm và ly dục giữa dòng nhạc đời .

Ngày nay , đã có nhiều Đạo tràng đã phối hợp các thể loại : Thiền ca , Tâm ca , Đạo ca , ngâm thơ , viết thư pháp  để tạo sự thư giãn cho Phật Tử  .      Các Tự viện Trung Phần  có truyền thống tán tụng lễ nhạc Phật Giáo trong những  nghi thức  cùng sự  hoà hợp đa thanh sắc như chinh , cổ  , chuông , mõ , tang , đàn cò , nhị huyền , độc huyền cầm , kèn … , xướng tụng hồng danh trên nền nhạc cổ truyền  hiện nổi tiếng trên thế giới . Chúng tôi đã từng xem  một khoá tu học ở Làng Mai ( Pháp ) qua Video: Mở đầu là  tăng sinh ngâm thơ, ca cổ nhạc,  cả Đạo tràng đồng ca bài  Ý thức em mặt trời tỏ rạng của Thiền Sư Nhất Hạnh  với tiết tấu chậm, xong rồi đến Pháp Thoại; giữa chừng chư Tăng Ni nghiêm trang chấp tay  tán tụng hồng danh ……. Trong 450 ca khúc GĐPT của Bửu An  hay 108 bài nhạc của Nguyên Truyền có khá nhiều bài sử dụng trong Tăng thân tu chánh niệm  .

Đạo Tràng Quán Thế Âm ( Phú Nhuận ) thầy thì viết truyện làm thơ , rồi mời nhiều nhạc sĩ Phật Giáo sáng tác, phổ nhạc thơ ca và dạy cho quí Phật Tử ….Thời nay có nhiều vị danh tăng làm thơ và được Phật Tử phổ nhạc; có vị còn tự mình sáng tác dạy cho Phật tử hát . Có những  vị Hoà Thượng đang thuyết  Pháp  –  đột nhiên hát bài Mục Kiền Liên của Đỗ Kim Bảng để tưởng nhớ Mẹ hiền  hoặc nhờ một tăng sinh ngâm thơ minh hoạ .….Mới đầu thấy mới lạ, riết rồi cũng quen, đa số Phật tử tỏ ra rất thích loại hình “ sinh hoạt Văn nghệ “ này  .

Điều chính yếu ở sự tu trì  là  điều phục tâm hành , thấy chỗ phóng tâm , xả ly về an tịnh  . Khi Đạo tràng nghe chuông trống bát nhã âm  cung đón Chư Tôn Đức Quang Lâm , trong lời tán tụng  theo khánh mõ của chư tăng , nghe những ca từ Đạo vị trang nghiêm thấm nhuận vào chiều sâu tâm hồn  làm cho Phật tử sinh lòng vui thích  hướng về giải thoát , hướng thượng ,. Các phương tiện Văn nghệ tốt như vậy tại sao không làm  ?

Phật tử thuần thục trong Chánh niệm  dù nghe âm nhạc du dương cũng không sinh lòng tríu mến  , nghe lũ trẻ nô đùa vẫn thấy nét  trong sạch hồn nhiên , không có dụng ý phiền trược như ở người lớn (Tuệ Sĩ), ở trong điệu múa  mà vẫn thanh thản điều hoà . Chúng ta hãy theo dõi một lớp thanh nhạc , luyện  âm của một Phật học đường hay Nhạc viện  phần luyện thanh có chỗ giống nhau : Điều hoà hơi thở , âm ba phát tự đan điền (dưới rốn)  mà giữ sự an tịnh nơi  thần kinh – não bộ  để làm chủ giọng hát, giọng xướng tụng  tự nhiên theo ý mình …..

Muốn Phát triển GĐPT , trước phải phát triển hài hoà các bộ môn Văn Nghệ và hoạt động thanh niên , hàng đội tự trị muốn vững vàng đoàn kết cũng rất cần Văn nghệ làm chất keo sơn .

Đành rằng các hoạt động  Văn nghệ khí thế , sôi động là nhờ lớp HT trẻ , nhưng các huynh trưởng trẻ thường vội gấp mà thiếu tâm lý ứng dụng để một bài hát, một trò chơi sinh động bền lâu, thỉnh thoảng  cũng có các trưởng “quá trớn”  vì cao hứng  mà pha sự lai tạp , lố bịch ngoài đời vào trong ca hát sinh hoạt. Cho nên  rất cần các HT lớn để điều chỉnh, định hướng cho thế hệ trẻ , chứ không phải là kềm hãm phát triển, hoặc hay so sánh xưa và nay (xưa bày nay làm) khi viết đến các tiêu chuẩn trong phần đào luyện , nhạc sĩ Bửu An mở một con đường, đặt  nhiều nhịp cầu thông cảm cho Tuổi trẻ hiện nay.

Việc đầu tiên là chúng ta phải  chỉnh đốn  nhân sự để  bồi dưỡng, đào tạo được một lớp “nghệ sĩ” quy củ  có tri thức đủ  về một nền tảng Văn nghệ vững bền và đa phương cho sự phát triển hình thức và tinh thần Gia đình Phật Tử Việt Nam .

Việc thứ hai là  xác định  nhạc lý  là môn chính  để hướng dẫn các cấp vào một giáo trình bắt buộc (tùy mức độ ) để biết đọc nhạc và dạy hát đúng cách. song song, có thể chọn học một vài môn phụ mà mình ưa thích: Hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, Vũ nhạc, kịch nghệ, thơ văn….. Nếu không có khả năng ca hát thì  đệm đàn, hoặc điều khiển  các trò chơi nhỏ  cho các em .

Tổ chức  sinh hoạt  các thể loại  theo mùa  và các dự án lưu trữ lâu bền tiện lợi .

 

Văn nghệ là chất men khích lệ đời sống văn hoá phong phú hơn . Huống chi văn nghệ GĐPT là  một phương tiện , một Pháp cụ tốt  trên đường khai phóng tự thân ra khỏi ách nô lệ của dục vọng thường tình . Thay thế ngũ dục  trần thế bằng phương pháp Dục như ý túc  để chuyển hoá phiền não thành an vui ,

Công năng của Văn nghệ GĐPT  không thể lấn lướt được làn sóng văn nghệ chuyên khơi dậy lục dục thất tình của Xã hội  nhưng chúng  chuyển tải Chánh Pháp chân thật , tự nhiên ,có thể thấm sâu len lỏi  vào tâm  thức, thuần hoá con người  sống cao thượng vị tha. Khi trời tăm tối, nếu người ta có một ngọn đèn dù nhỏ  cũng có thể  soi đường dẫn lối đến chốn bình yên.

Bài Luận văn với Đề tài : Tính chất Văn nghệ Gia đình Phật tử  xin ngưng kết bằng hai câu tâm niệm trong bài Sen Trắng  :

 

Đến bao giờ được tày Sen ngát

Toả hương thơm Từ Bi tận cùng

 

 

Viết xong ngày mồng 8 tháng 2 nhuần năm Giáp Thân 2004

Đức Quảng

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. 50 năm GĐPT Việt Nam của GĐPT Hải Ngoại
  2. Đường về Lộc Uyển của Thiền sư Nhất Hạnh .
  3. Nội qui và quy chế huynh trưởng của BHD TƯ.
  4. Bản phác thảo chương trình Văn nghệ của Bửu Ấn
  5. Truyện Kiều và Văn Nghệ đứt ruột của Thiền sư Nhất Hạnh.
  6. Tuyển chọn một số hình ảnh minh hoạ của nhiều tác giả .
  7. Nhạc sống GĐPT
  8. 450 bài nhạc GĐPT của Bửu Ấn .
  9. 108 ca khúc Hoa nở vườn Tâm của Nguyên Truyền
  10. Đạo Phật và tuổi trẻ của TT Tuệ Sĩ
  11. Định hướng văn nghệ GĐPT của Ban Giảng huấn Vạn Hạnh 5
  12. Tài liệu phụ lục gồm 3 quyển nhạc  1 CD , 1VCD Karaoke  do chính khoá sinh thực hiện .

 

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi