2/ Bài hát thứ nhì Trầm Hương Đốt – Nghi thức nguyện hương , mới đầu có tựa đề là Hải Triều Âm của tác giả Bửu Bác, đánh dấu thời kỳ đầu chấn hưng Đạo Pháp, Với giai điệu thành kính trang nghiêm, đốt trầm hương qui ngưỡng lên đức Từ Phụ Thích Ca Mưu Ni .
Về sau, bài hát được đổi tên thành Trầm hương đốt, trích từ câu xướng đầu tiên của bài hát.
Đây là bài hát có tính cách Lễ nghi đầu tiên trong Gia Đình Phật Tử – Tuy là dòng Tân nhạc nhưng tính chất cổ kính (classique), làn điệu uy nghiêm dân tộc như vẫn còn nguyên đó, từ tiết điệu đến ca từ trầm bổng thâm sâu. Bước khai phá đầu tiên trong loại hình Lễ nhạc GĐPT Việt Nam. Khi bài hát này được xướng trong nghi thức thì chiều hướng “Kinh nhạc” trong GĐPT đã đượcc biểu tỏ – Các nghệ sĩ dần dà đưa các bài hát Sám hối để ca chen vào phía sau bài Sám hối; bài Phát nguyện của Lê đình Luân để hát trong phần phát nguyện đeo hoa sen..
– Bài ca Trầm hương đốt là bài nguyện hương – Tại sao lại đồng ca ở cuối buổi lễ ?
- Theo ý kiến của chư Tôn Thiền đức thời đó, giây phút nguyện hương là lúc trầm lắng, nhất tâm về không tịch, không nên ca hát mất trang nghiêm. (Nếu sử dụng âm nhạc ca xướng trong buổi lễ nhiều quá thì không khác chi “Ca đoàn” như đạo Chúa!) Vả lại, hơn nửa thế kỷ hát Trầm hương đốt sau buổi lễ đã quen (truyền thống) nên khó thay đổi.
– Nhưng tại sao hiện nay Chư Tôn Thiền đức khi nguyện hương lại đề nghị các Phật tử đồng ca bài Trầm hương đốt ?
Các Ngài chỉ Nguyện hương cách này trong những ngày lễ, vía lớn, chúng hội đông vầy để tạo không khí trang nghiêm Đạo tràng mà thôi!
- Chú ý bài hát này có một giọng ngân rất đặc biệt ở cuối bài hát!
- 3 . hình tượng mỹ thuật thứ nhất : Huy hiệu Sen trắng
-
- Bản thể của hoa sen vốn là vô nhiễm đối với nhiều dân tộc Á Đông – Trong kinh Pháp Hoa dùng Hoa sen làm ảnh dụ cho giáo lý Phật Đà . Còn ý nghĩa trong GĐPT :
- viền tròn trắng biểu thị sự viên dung cô ngại của Đạo Phật (Cũng có thể hiểu là cứu cánh giải thoát – Trí tuệ siêu việt )
- Ba cánh dưới biểu hiện Tam Bảo: Phật (giữa), Pháp (trái), Tăng (phải).
- Năm cánh trên tượng trưng năm hạnh và 5 vị Phật , Bồ Tát mà Phật tử gắng noi theo .
- Nền xanh lá mạ tượng trưng cho hy vọng tuổi trẻ vươn lên (đức Dũng của Phật tử , Bồ tát Tùng địa dũng xuất )
Theo Phật tử Tâm Hảo – Hồ Phùng qua lời kể lại của anh Lê Lừng (tác giả bài ca Dây thân ái) thì huy hiệu hoa Sen trắng được thiết kế khoảng năm 1939 -1940 . Lúc ấy Bác Tâm Minh – Lê Đình Thám đang làm phổ trưởng Gia đình Phật Hoá Phổ, ông Lê Lừng và con trai của Bác Thám tên Lê Đình Luân đang sinh hoạt Hướng Đạo, đoàn Đinh Bộ Lĩnh ở Huế – Ông Lê Lừng từng là tốc ký viên – viết lại những bài vở do Bác Thám đọc để đăng trên báo Viên Âm. Với sự khích lệ và chấp thuận của bác Thám, Ông và ông Lê Đình Luân là những người đã góp ít nhiều công sức trong việc xây dựng Gia đình Phật hoá Phổ Tâm Minh với mục đích phổ biến Đạo Phật trong tuổi trẻ!
Khi mô hình sinh hoạt Gia đình Phật hoá phổ nhân rộng ở Huế, ông Lê Lừng tự nghĩ phải sáng tác ra một huy hiệu(logo)tượng trưng như của Hướng Đạo, và ông đã vẽ ra huy hiệu này. Ông Lê Lừng từng là khoá sinh hàm thụ của trường Ecole ABC de dessin tại Paris (Pháp) nên cũng có kiến thức và khả năng về hội hoạ.
Huy hiệu này đã được các nhân sĩ trí thức trong Đoàn Phật học Đức Dục sử dụng nhưng có thêm chữ PHĐD ở phía trên, ông Lừng cũng không ngờ sau này nó phổ biến đến mức: GĐPT nhận làm huy hiệu đã đành, các chùa chiền, đình miếu, các hội Phật học cũng treo ở trụ sở của mình, thậm chí trên đầu quan tài người ta cũng vẽ hình hoa sen trắng để lên trên! Ông Lê Lừng
Ong Lê Lừng hiện nay trên 80 tuổi hiện cư ngụ tại Gia Định, Việt Nam, tuy không còn sinh hoạt GĐPT nhưng vẫn là một Cư sĩ thuần thành, tiếp tục làm công việc soạn dịch kinh điển.(đã mất) Về việc chánh đảng BJP (Bharatiya Janata Party) của Ấn Độ xử dụng cờ có vẽ huy hiệu Sen Trắng , ông Lừng cho là chuyện trùng hợp ngẫu nhiên! (Quan sát thì các nét vẽ của đảng BJP rất sơ sài)- b) Ý nghĩa của huy hiệu hoa sen:
Ong Lê Lừng nghĩ rằng: “Đoàn thể Hướng Đạo có huy hiệu (badge) để đeo trên áo, sao mình lại không thể ?
Có lẽ ông chịu ảnh hưởng ít nhiều huy hiệu hoa bách hợp này (artichaut) cộng hợp với sự quan sát hình thái của hoa sen để thiết kế nên một hình sen trắng hoàn thiện .
Nội qui GĐPT Việt Nam điều 11 chương III chấp nhận Huy hiệu Hoa sen là biểu tượng chính thức của GĐPT . Trên tất cả các hiệu kỳ lớn, nhỏ huy hiệu Sen Trắng trong nước đều nằm về phía bên phải – không chú ý điểm này, những hoa sen nằm phía trái cờ là sai (Cờ gđpt Việt Nam/ Hoa Kỳ cả hai phía đều có hoa sen)
a) Nguồn gốc : Qua bài viết “Ai là tác giả huy hiệu Hoa Sen trắng?”
Tám cánh sen còn tượng trưng cho Tam bảo (ba cánh dưới làm đài); Năm cánh trên tượng trưng cho 5 hạnh của chư Phật, bồ tát mà chúng ta nguyện theo. Với những ý nghĩa trên Huy hiệu Sen trắng đã trở thành một biểu tượng , một Pháp khí linh thiêng . Một đoàn sinh được phát nguyện đeo Hoa sen là chính thức trở thành đoàn viên GĐPT . Phải trân trọng huy hiệu , phải tu học trau giồi thanh khiết như hoa sen , phải gìn giữ thanh danh GĐPT .
- Bất cứ một huy hiệu trại nào do GĐPT tổ chức không thể thiếu huy hiệu Hoa sen .
- Không nên dùng huy hiệu hoa sen để biếm họa , hài hước.
(kết luận huy hiệu Sen trắng đúng là do ông Lê Lừng thiết kế – còn ý nghĩa Sen Trắng là do cố HT Minh Châu và cố huynh trưởng Phan Xuân Sanh đặt ý nghĩa diễn giải)
(còn tiếp)