Văn Mỹ Nghệ Trong Gia Đình Phật Tử Qua Âm Nhạc Việt.
Quảng Hương-Hoàng Ngọc Quế
Văn Mỹ Nghệ là một phần trong chương trình sinh hoạt, học tập của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam, và đóng góp vào việc giữ gìn truyền thống văn hóa Việt ở Hải Ngoại.
Âm nhạc Việt (ÂNV) là một phần của lịch sử và văn hóa Việt Nam phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục, tập quán, địa lý…của đất nước trong suốt chiều dài lịch sử. Hai cách định nghĩa mang tính tương đồng, tuy nhiên diễn gỉải lại mang ý nghĩa khác.
Âm nhạc Việt chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Châu Á nói chung mà trong đó phần lớn là quốc gia láng giềng Trung Hoa qua một ngàn năm đô hộ.
Ngoài ra, cũng chịu ảnh hưởng không ít nét đặc thù của văn hóa mới từ Phương Tây trong đầu thế kỷ 14 khi các nhà truyền đạo đặt chân lên đất Việt. Nhưng, đặt biệt ANV phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20 có tên goị là ” Nền Tân Nhạc Việt Nam (Vietnamese modern music)”.
Thời kỳ này những nhà văn, nhà thơ… theo phong trào du nhập văn hóa Pháp, biến dạng âm nhạc Việt thành những phong cách trình tiết, tấu mới, xuất hiện những tình ca, những bài thơ, theo văn phong Pháp. Đầu tiên những bài Thánh Ca trong các nhà thờ Thiên Chúa Giáo được các Linh Mục cho hát, họ thành lập những tốp ca thánh lễ mà ngày nay gọi là “ca đoàn” hỗ trợ mục đích chính là truyền giáo, và về sau người dân dần dà được làm quen.
Hầu hết những bài ca được hát bằng tiếng Pháp, các thể loại nhạc cũng thế từ nhạc cổ điển cho đến tân thời đều được giới thanh niên ở thành thị đón nhận một cách nồng nhiệt.
Tuy nhiên, vào thời kỳ này một số nhạc sĩ cải lương bắt đầu soạn các nhạc phẩm thường được gọi là “bài tây theo điệu ta” . Người tiêu biểu trong số đó là ông Huỳnh Thủ Trung tức Tư Chơi, ông đã viết các bài như “ Tiếng Nhạn Trong Sương” Hòa Duyên và soạn lời Việt trong vài ca khúc để sử dụng trong những vở kịch sân khấu như: Marinella, vở Phũ phàng, Pouet Pouet trong tiếng nói trái tim, Tango mystérieux trong đóa hoa rừng, nghệ sị Bảy Nhiêu cũng có một loại nhạc phẩm Hoài tình cũng rất được mến mộ.
Quyện theo những phong trào nhạc mới, những nhạc sĩ trẻ cũng chuyển ngữ những bài hát như Tino Rossi, Rina Ketty, Albert Préjean qua tiếng Việt…hòa vào với những nghệ nhân sân khấu như Ái Liên, Kim Thoa… cũng được các hãng dĩa Pháp thu âm…
Trong giai đoạn nhạc mới này cũng có nhiều thanh niên yêu âm nhạc như Văn Chung, Lê Yên, Doãn Mẫn trong nhóm Tricéa đã viết nhiều ca khúc Bẽ bàng, Tiếng sáo chăn trâu, bên hồ liễu,Tiếng Hát Trên sông Hương của Nguyễn văn Thương…thời kỳ này được nhạc sĩ Phạm Duy gọi là “Thời kỳ chuẩn bị của Nền Tân Nhạc Việt Nam” như Dư âm của Nguyễn Văn Tý, Trăng Mờ Bên Suối của Lê Mộng Nguyên và sau này ở miền Nam như Phạm Đình Chương, Cung Tiến…và các ca khúc cách mạng trong chiến tranh Việt Pháp như Lời người ra đi, Sơn nữ ca của Trần Hoàn…
Đặt biệt các nhạc sĩ tiêu biểu như Đặng Thế Phong, Văn Cao, Phạm Duy, Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Quý, Hoàng Giác… đã sáng tác nhiều ca khúc như Con thuyền không bến, Thiên Thai, Đêm Tàn Bến Ngự… rất được giới bình dân thưởng ngoạn…
Như thế, cho ta thấy âm nhạc quan trọng đến mức nào trong mọi sinh hoạt của quần chúng về nghệ thuật văn hóa. Cho nên quý Thầy, những cư sĩ trí thức Phật tử ưu tư, lo lắng cho tương lai Phât Giáo sau này, nhât là giới trẻ dễ bị lôi cuốn theo phong trào “Âu Hoá”, vì vậy quý Ngài đã thôi thúc giới cư sĩ trí thức Phật Giáo làm thế nào để ít nhất cũng giảm đi lối sống tư tưởng Phương Tây mới lạ này, do đó các hội Phật học được ra đời để mục đích giáo dục tuổi trẻ đi đúng theo con đường Chân Thiện Mỹ của Phật Giáo điển hình như Hội An Nam Phật Học-Hội An Nam Nghiên Cứu Phật Học-Lưỡng Xuyên Phật Học-Hội Phật Giáo Bắc, Trung, Nam Kỳ ra đời…
Bên cạnh những hội đoàn đó Ban Đồng Ấu Phật Giáo cũng được thành lập bởi bác Tâm Minh và quý vị cư sĩ thông thạo, trí thức, mục đích là quy tụ những thanh thiếu niên về chùa tụng kinh, nghe giảng giáo lý, vui chơi ca hát rước lễ dâng hoa…
Những bài hát đầu tiên mà theo anh Huynh Trưởng Lê Lừng tác giả của “Giây Thân Ái” ngày nay tâm sự “…Ban Đồng Ấu do An Nam Phật Học Hội tuỳ cơ thành lập…tấp nập mấy ngày trước mồng tám tháng Tư tại Huế, chúng tôi Ban Đồng Ấu áo dài the xanh đeo băng vàng ghi câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chúng tôi vừa theo xe vừa hát điệu Đăng Đàn Cung “Vui mừng gặp ngày nay mồng tám tháng tư -là khánh tiết Phật Thích Ca Ngài -hiện về Ca Tỳ la Vệ v.v…” và bài Trầm Hương Đốt do ông Bửu Bác viết”.
Vì nhận diện được nền tân nhạc Việt sẽ ăn sâu vào tâm hồn trong sáng của thế hệ tuổi trẻ Phật tử nên những cư sĩ trí thức, như Ôn Bửu Bác, nhạc sĩ Huynh Trưởng Từ Mẫn Lê Lừng, (phụ tá đắc lực của bác sĩ Tâm Minh) Huynh trưởng Lê Cao Phan- trong ca khúc bất hủ Phật Giáo Việt Nam, Trưởng Bửu Bác với Trầm Hương Đốt, Phạm Mạnh Cương Ta Đoàn Áo Lam-Ưng Hội với bài ca Sen Trắng, Ngọc Kỳ Hồn Lửa Thiêng, trưởng Hoàng Trọng Cang với Dòng A-Nô Ma, Chim Bốn Phương, Ngô Mạnh Thu với ta hát to hát nhỏ, Gia đình thân ái của Lê Mộng Nguyên, Thiện Hiền Dương Xuân Nhơn với Vạn Hạnh Lược Sử Ca, Lộc Uyển gương xưa còn đây, và nhiều anh cả của chúng ta như -Lê Mộng Bảo, Dương Xuân Dưỡng- Anh Lạc (Nguyễn Đình Luyện), Võ Tá Hân…
Ngoài những sáng tác của các nhạc sĩ huynh trưởng lớn tuổi trên, chúng ta cũng còn có những vở kịch như Mùa Gặt Ác, Suối Từ, Thoát Ngục Vàng rất có gía trị của Huynh trưởng Nguyên Hùng Võ Đình Cường. Nói chung còn rất nhiều những huynh trưởng trẻ khác đã và đang sáng tác các nhạc phẩm rất dễ thương và vô số nhạc phẩm mang những ca từ vừa học vừa vui chơi trong giáo dục tuổi trẻ, trong sinh hoạt vào ngày Chủ Nhật của các đơn vị, trong các dịp lễ lớn của Phật Giáo, hầu góp thêm duyên lành vào nền âm nhạc Việt nói chung và góc âm nhạc GĐPT nói riêng…xin mời quý anh chị vào trang nhà:www.GDPTVN-Hoaky.com – Gia Đình Phật Tử Việt Nam Tại Hoa Kỳ. Ban Hướng Dẫn Trung Ương phần Văn Mỹ Nghệ là tập Nhạc Điển do anh Thiện Hiền Dương Xuân Nhơn dày công sưu tầm và biên soạn.
Tóm lại, văn nghệ hay âm nhạc trong GĐPT là một trong những bộ môn tu học của đoàn sinh chúng ta như mục đích và tôn chỉ đã đề ra đúng với Nội Quy đã được ghi rõ, do đó, âm nhạc hay văn nghệ bao gồm cả báo chí, nhạc, kịch…nằm trong chương trình hoạt động thanh niên, phương tiện này dùng để chuyển tải nền văn hóa Phật giáo song hành với văn hóa nghệ thuật của đất nước.
Chính vì thế, âm nhạc trong GĐPT khác với văn nghệ và âm nhạc của các tổ chức khác trong đời sống xã hội từ lời ca cho đến nghệ thuật sáng tác đều mang nội dung ca ngợi lòng Từ Bi – Trí tuệ của Đấng Như Lai, những bài ca thường hát trong sinh hoạt văn nghệ mang tính vui tươi, trong sáng, thanh thoát nhẹ nhàng lại phù hợp với châm ngôn, điều luật của đoàn, của đội trong tổ chức chúng ta và làm tăng thêm tinh thần lục hòa, tình lam một nhà trong tinh thần Bi Trí Dũng mà không mang sắc thái lãng mạn, phong cách làn điêụ tình cảm sướt mướt, yếu đuối như ngoài đời cho nên văn nghệ hay âm nhac sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử từ lời ca, văn phong, tiết tấu …được khẳng định đứng ở một góc nhìn đặt biệt trong âm nhạc Việt nam.
Hơn thế nữa, những anh chị huynh trưởng nhạc sĩ đang sinh hoạt hoặc đã nghỉ mà có năng khiếu sáng tác nhạc, viết kịch, hội họa…cũng không ngoài mục đích là truyền lại cho đàn em của chúng ta giữ mãi những nét đặt thù văn hóa Phật giáo trên quê người.
Để kết thúc bài viết này, kính mời quý anh chị và các em chúng ta cùng nhau hát những bài Trại Ca Họp Bạn Hoa Lam Manitowa rất mới do quý trưởng sau đây sáng tác.
Những Sáng Tác Mới Nhất.
những Huynh trưởng: Thiện Hiền-Nguyên Túc-Minh Khánh-Quảng Thanh-Quảng Hương
Huynh trưởng Thiện Hiền-Dương Xuân Nhơn
Hân hoan chào mừng trại họp bạn Hoa Lam, Trời hè trong sáng tắm ánh dương lan tràn. Anh em về đây Đông liền Tây Nam Bắc, Kết dây thân tình trên đất trại Ma-ni-to-wa, Il-li-nois. Hoa Lam ta về đây, chung dựng xây, nguyện nung đức tánh. Hoa Lam theo Thế Tôn, lấy châm ngôn Dũng -Hạnh ước thành.
Tiến lên bao khó khăn, ngàn tôi tăm thề không thối chí. Tiến lên vì tuổi xuân vì hạnh nguyện, nguyện quyết kiên trì. Bốn phương chân trời hẹn gặp mặt Hoa Lam. rừng cờ Sen Trắng phất phới trong nắng vàng. Chim tưng bừng ca mang tìng thương sức sống. Phút giây thân tình ai quên được? Ma-Ni-To-Wa Trại Hoa Lam- Phút giây thân tình ai quên đợc Ma-Ni-To-Wa Trại Hoa Lam.
Hoa Lam Manitowa
Nhạc và lời: anh Minh Khánh ĐCHTr & ĐS San Jose
Vừng đông đang lên, Anh chị em ơi ta cùng về đâyTrại họp bạn Hoa Lam Manitowa, Dũng tiến vững bước chân trên con đường Hoa Sen Trắng. Nguyện theo đức hạnh Quán Thế Âm. Tay trong tay, vai chen vai dưới cờ Sen Trắng phất phới tung bay, chung một màu Lam sống trong lục hòa, và cùng về nối kết tình thân. Tình gia đình ta Bất Khả Phân.
Hoa Lam Ma-Ni-To-Wa…Hoa Lam Ma-Ni-To-Wa.
Trại Ca Hoa Lam
Nhạc và lời: Huynh trưởng Nguyên Túc
Cùng về đây Hoa Lam ta quay quần
Lửa tình thương thắp sáng bao tuổi xuân
Bầu trời xanh Hương Lam bay thơm ngát
Ngàn cỏ cây cùng hát ca lên đường
DÙ GIAN KHÓ, CÓ NHAU!
DÙ SÓNG GIÓ, SÁ CHI! Đường Lam Dũng trí đàn em nhỏ nhắc ta lời nguyện ước khắc ghi hạnh nguyện Từ Bi.
Quảng Hương- Quảng Thanh GPĐT/Phổ Hiền
Từ những vườn Lam xa xuôi khắp nơi Ta đã về đây chung tay kết thân
Có sá gì đường dài-Ta quyết cùng một long tiến lên đường
Đoàn ta chen vai giữa trời mây Tình Lam yêu thương mang đầy tim
Mong có ngày gặp lại, để thõa lòng đợi chờ bao ngày qua,
Về đây! tay xiết tay vui mừng, Trại Hoa Lam Ôi! sướng vui đời ta, Vì đàn em mến thương, nào gian lao xá chi tình lam yêu khắc ghi trong lòng ta.
Tay cầm tay ta đi, đi mình xây tương lai, đi mình xây tinh thần lục hòa, vì đàn em đang mong chờ ta. Anh chị em ơi! kết nối tình thương noi gương người xưa. Dẫu có ngày mai chia tay mỗi nơi, giữ mãi tình Lam trong tim sắc son. Xin nhớ trọn lời nguyện, ta sẽ hẹn một ngày, ngày đoàn viên.
Kính thân chúc quý anh chị và các em Tình thương bao la!Chung xây một nhà!