Báo Chí trong GĐPT

Chuyên Mục: Báo Chí 261 0

I.Giới thiệu:

Trong cương vị huynh trưởng đầu tàu, điều hành một đoàn, một liên đoàn, một đơn vị gia đình, hoặc nhiệm vụ chuyên môn trong một Ban hướng dẫn cấp tỉnh, thị xã, cấp Miền , vấn đề tổ chức, hành chánh, liên lạc, thông tin rất quan trọng. Ngoài việc trình bày những hình thức hoạt động của tổ chức, chúng còn nói lên khả năng, trình độ cả hai phương diện kiến thức và nhận thức của những người hướng dẫn mà sự thể hiện rõ nhất là qua các phương tiện truyền tải thông báo tin tức; trình thuật các hoạt động; những nhận định riêng; tạo một diễn đàn chung để cùng nhau tu học, sinh hoạt, tìm hiểu xây dựng.

Báo chí sẽ đảm nhận các vai trò ấy để tạo nên một tiếng nói chung cho tập thể, đoàn thể …. Tuy giới hạn trong một đơn vị nhỏ lẻ nhưng cũng là góp phần sinh hoạt trong khối cộng đồng, trong một bình diện xã hội nào đó.

Dĩ nhiên, Hình thức báo chí là đại diện cho uy tín, năng lực và danh dự của tập thể từ hình thức đến nội dung.

Báo chí là nhu cầu không thể thiếu đối với một tập thể tổ chức hiện hữu. Tùy theo vị trí xã hội của  đoàn thể đó mà báo chí  sẽ phải phát huy, quảng bá ở cấp độ nào. Vấn đề Báo chí được nêu trong trại Huyền Trang sẽ được đặt trong cấp độ: Tiếng nói của một đơn vị Gia đình, một Ban hướng dẫn cấp tỉnh, thị xã, một trại huấn luyện Huynh trưởng cấp tỉnh trở lên.

 

  1. Tìm hiểu về Báo chí :
  2. Định nghĩa :

Báo nghĩa là báo tin; người này báo cho người khác, hình thức báo chuyền cho nhau như vậy cũng gọi là trao tin. Trong Hán văn, chữ Báo được ghép giữa chữ Hạnh và chữ Cấp nghĩa là được tin sớm; còn chữ Chí có 2 dạng: nếu nói về báo thì chữ Chí  nghĩa là đến tận nơi; còn nói về nhân vật thì người ta sẽ viết ghép chữ Sĩ  và chữ Tâm, nghĩa là lương tâm của kẻ sĩ.

Chữ Latin: Báo chí: PRESS, bao gồm cả nghĩa Quảng cáo, ấn loát ….

Chúng ta có thể định nghĩa Báo chí là một hình thức thông tin năng động nhất.

  1. Nguồn gốc:

Thế kỷ XVI tại cảng Venise (Italy), tàu thuyền nhiều nước hội tụ về đây buôn bán. Đại đa số rất cần thông tin về lịch trình ra vào, hàng hoá, thuế quan, hợp đồng, giao dịch ngoại hối, nhân sự ….và nhiều lãnh vực khác. Ban đầu họ thuê người viết tay trên những tờ bướm rồi đi phân phát hoặc dán vào những bức tường nơi đông người qua lại; sau đó cần phải ra một bản tin, in cho nhiều và đem bán với giá 1 đồng Gadetta. Từ đó người ta gọi bản tin là GADETTA.

Ở Việt Nam, năm 1859 Pháp xâm chiếm vùng Bến Nghé (Gia Định) buộc Triều đình Huế nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ theo hoà ước năm 1862. Khi có đất đai thuộc địa của mình, Pháp cho phát hành tờ Gia Định báo ngày 15-4-1865 mỗi tháng 1 kỳ bằng chữ Quốc ngữ để làm công báo. Về sau tờ Gia Định báo được ông Trương Vĩnh Ký và một số nhân sĩ  điều hành tạo cho Gia Định báo một sắc thái phong phú, đa dạng góp phần phát triển hữu hiệu môn Báo chí song song với nền Văn học nước ta

  1. a) Những bước hình thành và phát triển báo chí tại Việt Nam (sơ lược ):

– Năm 1883, phát hành tờ NHẬT TRÌNH NAM KỲ; cùng năm này có báo Tôn giáo: NAM KỲ ĐỊA PHẬN .

– Năm 1892, Hà Nội xuất bản ĐẠI NAM ĐỒNG VĂN NHẬT BÁO in bằng chữ Hán.

– Năm 1898, chủ bút Diệp văn cương ra tờ tuần báo PHAN YÊN.

– Năm 1901, ngày 11-8 ra mắt tờ báo nông nghiệp NÔNG CỔ MÍN ĐÀM.(có lẽ là chữ MẠN)

– Năm 1905, Hà Nội phát hành ĐẠI VIỆT TÂN BÁO in bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ.

– Năm 1907, ngày 14-11 phát hành tờ LỤC TỈNH TÂN VĂN.

– Năm 1913, Gia định phát hành tờ ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ.

– Năm 1916, Ký giả Lucien Héloury cho ra  tờ  TÂN ĐỢI THỜI BÁO – Đến năm 1918 đổi thành nhật   báo CÔNG LUẬN và chuyển cho Nguyễn Kim Đính làm chủ bút .

– Năm 1918, phát hành NAM PHONG TẠP CHÍ do Phạm Quỳnh làm chủ bút. Thêm tờ NAM TRUNG NHẬT BÁO cũng ra năm này.

– Năm 1919,xuất bản TRUNG BẮC TÂN VĂN

– Năm 1921, tờ LỤC TỈNH TÂN VĂN chuyển thành nhật báo.

…………….

  1. b) Hoạt động báo chí Phật Giáo Việt Nam (sơ lược):

– Năm 1925, nguyệt san VIÊN ÂM do An Nam Phật học hội Trung kỳ, Huế phát hành do cư sĩ Tâm Minh-Lê Đình Thám chủ xướng và chăm lo. Đến tháng 02-1940 nhằm phổ biến sâu rộng khắp Phật tử ,Hội Phật học giao cho đoàn Phật học đức dục ( tiền thân của GĐPT )

– Năm 1932, bán nguyệt san TỪ BI ÂM do hội Nghiên cứu Phật học Nam kỳ xuất bản, toà soạn đặt tại chùa Linh Sơn, Saigon.

– Năm 1934, tạp chí TỪ QUANG do Hội Phật học Nam Việt, do Cư sĩ Chánh Trí -Mai Thọ Truyền chủ trương phát hành.

– Tập san DUY TÂM chủ nhiệm Nguyễn Văn Ân hiệu Đức Quang Hoà Thượng, Hội Lưỡng Xuyên Phật học Trà Vinh.

– Bán nguyệt san ĐUỐC TUỆ, chùa Quán Sứ, Hội Phật Giáo Bắc Việt.

– Năm 1935, bán nguyệt san TIẾNG CHUÔNG SỚM do sơn môn Linh Quang, Hà Nội chủ trương.

– Tập san TẬP KỶ YẾU PHẬT GIÁO do Hội Phật Giáo hà Nội xuất bản.

– Năm 1936, Tạp chí BÁT NHÃ ẤM do Thiên Thai giáo quán tông Bà Rịa phát hành.

– Năm 1937, Tạp chí TAM BẢO CHÍ Hội Phật học Đà Thành, Đà Nẵng phát hành.

– Tập san PHÁP ÂM do Hội Tịnh Độ cư sĩ Saigon-Chợ Lớn ấn hành.

– Năm 1938, bán nguyệt san TIẾN HOÁ do Hội Phật học Kiêm Tế Rạch Giá, Sư Thiện Chiếu chủ trương .

– Năm 1939, bán nguyệt san BỒ ĐỀ do Hội Phật Tử Việt nam tại Hà Nội phát hành.

– Năm 1949, Mồng 8 tháng chạp năm Kỷ Sửu tập san MÙA SEN MỚI do BHD Gia Đình Phật Hoá Phổ Trung phần ra đời.

– Đặc san MÙA HOA ĐẠO  do đoàn Nữ Phật tử Hương Trang – nhà xuất bản Tâm Huệ, Thừa Thiên.

– Năm 1951, nguyệt san PHẬT GIÁO VIỆT NAM do Tổng hội Phật Giáo Việt Nam-Saigon.

– Nguyệt san LIÊN HOA do Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam – Đà Lạt phát hành.

– 1960, tập san SEN HÁI ĐẦU MÙA do Thanh niên Tăng Ni Saigon ấn hành.

– Năm 1968, Nội san Gia Đình Phật tử SEN TRẮNG do BHD trung Ương GĐPT chủ trương.

– Nhật báo Chánh Đạo do ĐĐ Hộ Giác chủ nhiệm.

– Năm 1969, Nhật báo Gió Nam do Đạo hữu Nguyễn Lương Hưng chủ nhiệm.

………………………………….

 

III. Các hình thức Báo chí :

  1. Cơ bản, có 5 loại Báo chí :
  • Báo in ( hay báo viết )
  • Báo nói ( Phát thanh )
  • Báo hình ( truyền hình )
  • Báo ảnh ( Thông tấn )
  • Báo điện tử ( Internet )
  1. Phân biệt các loại báo:

– Báo, có tính chất thông tin, thời sự và quảng bá có tuân thủ định kỳ (nhật báo, tuần báo, kỳ báo) khác với Bản tin giới hạn thông tin trong nội bộ. Tin, là chỉ đưa tin, sự thật có chứng cứ không đi sâu để giải quyết vấn đề.

– Thời sự: Trọng tâm là tin tức nhưng có trình bày nguyên nhân, chứng cứ và đề ra cách xử lý.

– Tạp chí: Có tính chất nghiên cứu, lý luận, tham khảo dựa trên cơ sở Khoa học và chuyên ngành ..xuất bản thưa hơn.

  1. Tựu trung, báo gồm các thể loại:

Ø Thông Tấn Báo Chí: Là ngân hàng thông tin, chuyên cung cấp tin tức cho các báo, đài, trong nước và các hãng thông tấn hải ngoại.

Ø Chính luận báo chí: Chính là quan trọng, cần yếu để đưa ra chính kiến gồm: Bình luận, xã luận và các biến thể: hài đàm, nhàn đàm, phiếm..

Ø Ký báo chí: là ghi chép gồm:  Phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, thư phóng viên, nhật ký phóng viên .

  1. Các chức danh trong nghề báo:

vPhóng viên

vBình luận viên.

vBiên tập viên.

vThông Tín viên – Cộng tác viên

 

  1. Báo chí trong Gia Đình Phật tử:

1/Báo chí là quyền tự do căn bản về ngôn luận, hội họp; báo chí là đệ tứ quyền căn bản ghi trong hiến chương Liên Hiệp quốc.Trong hiến pháp tại mỗi quốc gia dựa vào đó mà soạn thảo luật báo chí.

Những phương thức, yêu cầu chung về báo chí, trên thế giới ở bất cứ quốc gia nào, tổ chức nào cũng dựa trên nền tảng đó mà thực hiện dẫu có khác nhau về tinh thần nội dung chuyển tải.

Mục đích báo chí của Gia đình Phật tử cũng là thông tin, phổ biến, phản ảnh … nhưng tựu trung trong phạm vi Gia đình Phật tử :

  • Về Trí dục, phổ biến giáo lý căn bản theo bậc, cấp học; nhận định, tham vấn theo chính luận.. thường do vị cố vấn giáo lý hay cố vấn giáo hạnh, hoặc các huynh trưởng am tường Phật học đảm nhiệm.
  • Về đức dục: Phổ biến về Lễ nghi, các phương diện của Tổ chức, Nội qui GĐPT, qui chế huynh trưởng, các bài giảng, tham khảo theo nhu cầu đào tạo, huấn luyện.
  • Về thể dục: Phổ biến các bộ môn Y tế, xã hội, hoạt động thanh niên ….

Huynh trưởng, trong một phạm vi nhỏ tạo cơ hội cho đoàn sinh tập sự “ làm báo” Sử dụng hình thức báo đoàn, đội, chúng, đàn để huân tập và khai thác, phát triển khả năng đoàn sinh. Thường thực hiện các thể loại:

  1. a) Bích báo (báo tường) thường được viết bằng tay; về sau có thể dán nhiều trang đánh máy hay vi tính, chia ô, mục. Nội dung hay và trang trí bắt mắt sẽ hấp dẫn người đọc hơn.
  • Hình thức báo nia, báo lá, báo ống tre (cuốn theo ống tre hay sắp tre thành nền báo), đan dây… thì lấy vật liệu thiên nhiên làm nền để dán bài trên đó.
  • Có một dạng “báo chùm gởi” là dán bài trên thân cây cổ thụ, tấm ván, tấm vải vị trí đặt nơi đông đúc trại sinh qua lại. Đời sống trại thông báo cho trại sinh viết bài xong tự ý đến gắn, kể cả gắn thông tin của ban quản trại. Sẽ có những chuyện kỳ thú, bất ngờ.
  • Báo Lăng trụ: Nhiều mặt trên hình trụ như đèn kéo quân, mỗi bài mỗi cạnh, nhiều người coi một lúc.

Với nhiều sáng kiến như vậy chứng tỏ bích báo luôn mới lạ về hình thức.

b)Báo tập : Các trại sinh, đoàn sinh viết bài, trang trí trên một khổ giấy rồi đóng tập đọc chuyền tay  ; hoặc sau khi hạ báo tường xuống lấy các bài trong ô mục (cùng khổ giấy ) đóng tập lưu trữ, khi cần thì copy ra cho mỗi thành viên .

2/Huynh trưởng Chủ nhiệm cần biết  :

Huynh trưởng Chủ nhiệm phải thông suốt các hệ thống, tổ chức hành chánh – quan hệ ngang, dọc trong tổ chức Gia đình Phật tử và Giáo hội để khi làm việc, nhận định tránh bị những sơ thất cơ bản này làm hỏng cả bài báo, thậm chí cả tờ báo.

Tư cách Pháp nhân để xuất bản, chịu trách nhiệm một tờ báo cũng theo trình tự của một hệ thống hành chánh trực thuộc liên đới. Thí dụ: Theo Hiến chương Giáo Hội PGVNTN công nhận vị trí Gia đình Phật tử vụ trong Tổng vụ thanh niên trực thuộc Viện Hoá Đạo. Viện Hoá Đạo là tư cách Pháp nhân có thể ra báo đại chúng, tuân thủ và chịu sự chế tài trong luật báo chí đối với cộng đồng còn Gia Đình Phật tử Vụ muốn ra báo thường kỳ, chuyên ngành là nội bộ Gia đình Phật tử – diễn đàn riêng của Gia đình Phật tử, chịu trách nhiệm là Vụ trưởng GĐPT Vụ đối với Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Thanh niên trong Viện Hoá Đạo. Cho nên, nói SEN TRẮNG là nội san của Gia đình Phật tử.

Một BHD Miền, muốn ra báo thường kỳ. Trực thuộc Trung ương do Trung ương chuẩn y; cũng có tính cách nội bộ trong phạm vi địa phương và do Trưởng ban hướng dẫn Miền chịu trách nhiệm đối với Giáo hội cấp Miền và Trung ương.

Còn ra báo bất kỳ như Đặc san, kỷ yếu, bản tin  có tính cách ghi nhớ thì  được thực hiện trong phạm vi quyền hạn của một Gia đình, một BHD, một Trại mạc mà người chịu trách nhiệm là Huynh trưởng đứng đầu .

Cần phải biết phân biệt các thể loại Báo chí trong GĐPT:

  • Bản tin: Chú trọng phần tin tức, tổng kết, thống kê, hoạt động và các chủ đề liên quan.
  • Đặc san: Đặc biệt nhắm vào tiêu điểm là lễ lượt, trại mạc, tập họp nhiều thể loại vào tờ báo.
  • Kỷ yếu: Tập ghi nhớ, lưu niệm những phần hành chánh, hình ảnh, hoạt động trong một khoá học, trại HL, một lễ hội dài ngày là chính yếu.

Tổ chức Gia Đình Phật tử trước có ba cấp hành chánh: Cấp đơn vị Gia đình; cấp Ban Hướng dẫn Miền, cấp Ban hướng dẫn Trung ương (Từ Trung ương này đã được đề nghị thay đổi thành tên của  Châu, Quốc gia trong đại hội GĐPT VN trên Thế giới ) nay thêm BHD Hải Ngoại, BHD Thế giới; Mỗi cấp đều có thể thực hiện báo chí nhưng trong thẩm quyền và giới hạn trao tin của mình.

  • Cấp dơn vị Gia đình thì sự quảng bá giới hạn trong Gia Đình, chùa viện địa phương, bảo trợ, và các Gia đình bạn lên đến Ban hướng dẫn mà mình trực thuộc.
  • Cấp BHD Miền phổ biến trong khu vực, Giáo hội cấp Miền và các BHD lân cận  lên đến BHD mà mình trực thuộc ( trung ương )
  • Cấp BHD quốc gia phổ biến Giáo hội trung ương và GĐPT toàn quốc.
  • Các bản tin, kỷ yếu, đặc san trại mạc, khoá học nào chủ yếu lưu hành trong phạm vi ấy.

Một bản tin lưu hành trong Đại hội do khối Báo chí phụ trách mang tính chất phóng sự, ghi nhanh , nhật ký, cảm xúc của người đương cuộc và sưu tập các tài liệu, văn kiện đã công bố chính trức trước đó.

Tờ nội san Sen Trắng do BHD Trung ương  phát hành có số bản in rất lớn nhưng vẫn là tờ Nội san do chuyên ngành là Gia đình Phật tử trong đại  gia đình Phật Giáo Việt Nam (cũng giống như tờ báo Nông nghiệp  thì độc giả là những người nghiên cứu và làm Nông. GĐPT cũng vậy, chuyện Gia đình Phật tử nói với nhau người ngoài khó hiểu hết). Tuy không chịu ảnh hưởng gì nhiều về quy chế báo chí – văn hoá thông tin bên ngoài xã hội nhưng là mảnh đất mầu mỡ  với trên 1000 đơn vị gần 350.000 đoàn viên để phát huy văn hoá chuyên biệt trong Gia đình Phật tử, một tổ chức tồn tại suốt 70 năm sẽ có những sắc thái riêng của nó .

Do lãnh vực GĐPT hạn chế chứ không phải bó buộc khả năng làm báo của huynh trưởng GĐPT nhỏ hẹp vì phạm vi phục vụ của một Phật tử làm báo chuyên nghiệp không dừng ở đó mà còn góp phần vào kho tàng văn hoá chung Phật Giáo và những văn đàn liên hữu trong các hoạt động xã hội.

  1. Tính cách của người làm báo Gia đình Phật tử :Hai trieu am 198
  2. Một tờ đặc san, bản tin, kỷ yếu do Gia đình Phật tử thực hiện cần thiết phải có phần hành chánh:

s Dẫn nhập (lời phi lộ), duyên khởi, lời ngỏ ….. do chủ biên đại diện Ban biên tập trình bày .

s Đạo từ của thầy Cố vấn giáo hạnh – kế đến là chúc từ của Trưởng ban (cấp BHD), gia trưởng (cấp gia đình) nếu kỳ báo ra nhằm đại lễ thì nên đặt bức Thông Điệp của chư Tôn giáo phẩm trước tiên.

s Những bài vở nhận định của huynh trưởng lớn có uy tín ….liên quan đến chủ đề của tờ báo, không đưa những bài phiếm luận, hài hước, hò vè lên phần này.

w Nếu là kỷ yếu thì thêm các hình ảnh cá nhân từ cao như Huynh trưởng đoàn, đội, chúng trên các trang sau hành chánh.

  1. Phần hành chánh dành cho trại mạc, khoá tu nên tập họp các văn bản:

– Quyết định công cử Ban quản trại, Ban tổ chức hoặc giới thiệu các thành phần Tổ chức và tham dự.

– Chương trình hoạt động.

– Báo cáo hoạt động vừa qua

s Phần giữa bắt đầu xen kẽ văn thơ, chuyện ngắn, tham khảo, tìm hiểu, ký sự để thay đổi không khí.

s Các trang dành cho góc đoàn, đội, chúng, hoạt động thanh niên, sưu tầm, chuyện vui cười, giải trí, nhạc phẩm ở phần sau .

s Trang mục lục tùy theo tính cách của tờ báo mà đặt trước hay đặt sau. Thí dụ như số báo có nhiều cây viết là quí thầy, cô, nhà văn, thơ, nhạc sĩ nổi tiếng thì nên giới thiệu trang mục lục ở phần đầu. Thường một tờ báo GĐPT làm gấp rút vì chờ bài thì trang mục lục đặt phía sau là tiện nhất.

s Đừng quên những hình ảnh, tranh vẽ minh họa  tạo thêm ý nghĩa, sinh động cho bài viết.

  1. b) Tính chất một bài viết của huynh trưởng GĐPTBao 9483_n

–  Về Phật Pháp, viết trong phạm vi giáo lý đã được quí Thầy giảng giải kỹ càng.

– Các bài nhận định, bình luận.  Rất khác với cách viết của những phóng viên, ký giả ở ngoài đời: Mang tính chất xây dựng, thông cảm, hiểu biết; chỉ nhận định một cách nghiêm túc những vấn đề phạm qui mà lướt qua phần phê phán, không đào sâu trên báo. Bởi lẽ hệ thống tổ chức GĐPT có nội quy – quy chế huynh trưởng và các Ủy ban quản trị huynh trưởng, hội đồng cấp giải quyết theo phép lục hòa kỉnh. Vả lại người ngoài vốn không hiểu chuyện, các em còn non trẻ có thể hiểu lầm hay mất niềm tin vào tổ chức.

– Vui cười hài hước không nên đem những hình tượng đức Phật, chư Tăng, các anh chị trưởng ra giỡn hớt vì có thể đi quá lố.

Trên mặt báo thường kỳ do cấp BHD chịu trách nhiệm thường có những bài nhận định về cá nhân hay  đường lối, tổ chức phải nghiêm túc và ái ngữ, không xử dụng báo chí như một công cụ riêng. Bản thân bài viết mang tính phản bác, công kích, gây phiền não hay dục động đa quá sẽ phá hoại uy tín, công hạnh của tập thể đó.

  1. Các vấn đề cơ bản về Báo chí:
  2. Quy chuẩn :

Bất cứ một tác phẩm báo chí thuộc thể loại nào dù là bình luận, phóng sự, tin, bài  phản  ảnh cũng phạt đủ công thức 6W và H.

Chúng ta thử đem so sánh với “lục chủng chứng tín” 6 điều chứng tín trong kinh điển do Phật thuyết:

 

1 WHAT! chuyện gì xảy ra ? Người kể lại Anan kể lại câu chuyện
2 WHERE! Xảy ra ở đâu ? Thời gian thuở nọ, lúc đó
3 WHEN ! xảy ra khi nào ? Không gian tại Cấp Cô Độc viên, Trúc Lâm…..
4 WHO ! Ai liên quan ? xảy ra chuyện gì Lúc đầu, nguyên nhân thuyết Pháp
5 WITH ! Với những ai ? Đức Phật Nhân vật trung tâm
6 WHY ! tại sao xảy ra ? Thính chúng Có bao nhiêu chúng, loại
7 HOW ! Như thế nào ? sự việc ra sao và kết quả như thế nào Thỉnh chuyển pháp, khuyến chuyển pháp và chứng chuyển Pháp luân.

So sánh trên đây ta thấy 2500 năm về trước chư Tăng kể hoặc viết lại câu chuyện cũng có trình tự  khoa học không kém gì ngày nay.

  1. Chính tả và văn phạm: Tờ báo cũng là 1 phương tiện để truyền tải ngôn ngữ nên phần ngữ pháp và chính tả rất quan trọng. Nó thể hiện khả năng của người làm báo và góp phần hướng dẫn độc giả các phép tu từ. Nhận bài của các tác giả viết cẩu thả, hay sai chính tả thì còn có thể chỉnh được, chứ câu cú lộn xộn không đúng ngữ pháp thì khó có thể chấp nhận, trừ phi tác giả chịu sửa chữa, sắp xếp lại. Ban biên tập, chủ bút chịu trách nhiệm vấn đề này.
  2. Trang trí: Người chịu trách nhiệm về kỹ thuật: dàn trang, vẽ tựa, minh hoạ, phụ bản đích thực là một nghệ sĩ trang trí đa diện ( hiểu biết các hình thức văn, thơ, nhạc, hoạ…) sắp xếp và trình bày sao cho tờ báo thêm sinh động, bài báo thêm truyền cảm, thẩm mỹ được nâng cao. Thiếu người này tờ báo sẽ khô khan, cứng cỏi.
  3. Kết luận:

– Tờ báo là tiếng nói chung của tập thể các cấp; hình thức và nội dung tờ báo biểu thị trình độ, tinh thần, năng lực, văn hoá của đoàn thể đó  không thể làm qua loa cho có.

– Tờ báo cần phải có những nhà chuyên môn tư vấn hoặc đảm đương các trang về hành chánh, nhân sự, nội qui & qui chế, thêm Pháp luật nếu là báo đại chúng, văn nghệ ……

– Sự hoạt động thứ lớp và đồng tâm của ban biên tập quyết định vấn đề thành bại của tờ báo.

–  Cần nhiều thời gian để có sự nghiên cứu, tham khảo, bổ khuyết cho tờ báo phong phú thêm.

– Sau cùng, đừng quên mục đích báo chí trong GĐPT là Tu học, xây dựng tổ chức và phát huy văn hoá Phật Giáo, văn nghệ GĐPT.

Tham khảo bài viết của Lục Thiện Hoa

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi