La Hán 13 – Thám Thủ La Hán

Chuyên Mục: Nhiếp Ảnh 25 0
Ngài là anh của vị A La Hán Châu-lợi-bàn-đặc (bàn đà). Cả hai anh em cùng được sanh ra ở trên đường, nên được gọi là Đại Lộ Biên Sanh hay Đạo Sanh. Ngài vốn là con của một người dòng Bà La Môn ở thành Xá Vệ, Trung Ấn Độ. Ngài giỏi về các môn thư toán, xướng tụng, bốn minh, sáu tác, v.v… đầy đủ trí huệ, có 500 đồng tử theo học. Về sau Ngài được nghe Phật thuyết pháp mà xuất gia tu tập, chẳng bao lâu chứng quả A La Hán. Ngài là một trong những vị đại đệ tử của Phật. Ngài có khả năng giải thích những điều nghi ngờ khó khăn trong hàng Thanh Văn, và có thần thông diệu dụng phi thường. Ngài có thể đi ngang qua các vật cứng, bay trên hư không, trên thân phát ra lửa hay nước tùy ý. Ngài có thể hóa thân nhỏ dần cho đến không còn gì nữa. Đôi khi đức Phật bảo Ngài dùng thần thông để điều phục và bắt các vua rồng dữ bỏ vào bình bát. Theo kinh Tăng Nhất A Hàm 3, do sức ẩn hiện tự tại, Ngài được gọi là Tỳ Kheo Bàn Thố”.
Bán-thác-ca lớn lên là một thanh niên trí thức, nhân mỗi khi theo ông ngoại đi nghe Phật thuyết pháp, bèn có ý định xuất gia. Được gia đình chấp thuận, Ngài gia nhập Tăng đoàn, trở thành một vị Tỳ-kheo tinh tấn dõng mãnh, chẳng bao lâu chứng quả A-la-hán. Nhớ đến em mình là Châu-lợi-bàn-đặc, Ngài trở về hướng dẫn em xuất gia. Rất tiếc, thời gian đầu thấy em mình quá dốt nên Ngài khuyên em hoàn tục. Đó cũng là vì tình thương và trách nhiệm nên Tôn giả đối xử như thế, hoàn toàn không phải giận ghét.Về sau, khi Châu-lợi-bàn-đặc chứng Thánh quả, chính Tôn giả Bán-thác-ca là người mừng hơn ai hết. Cả hai anh em dẫn nhau về pháp đường, đại chúng cảm động tán thán ngợi khen. Đức Phật dạy: “Này Bán-thác-ca và Châu-lợi-bàn-đặc, khó ai được như hai anh em các ông, vừa cùng xuất gia học đạo, vừa tận trừ phiền não lậu hoặc, chứng quả A-la-hán. Sau này hai ông nên đồng tâm hiệp lực lưu lại nhân gian để hoằng dương Phật pháp”.

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi