Nụ cười AL 002 – Nam mô hay Nam vô?

Chuyên Mục: Nụ cười áo lam 285 0
  1. Nam Mô hay Nam Vô?

 Nam vo

     Người Trung Hoa cổ và cận đại hay dùng âm để viết  những từ ngữ ngoại quốc ra Hán tự. Thí dụ như  Alexandre đại đế thì họ định dạng chữ viết là A-lịch-sơn đại đế; hoàng đế Asoka thì họ viết thành A-Dục-vương. Có những danh từ riêng họ cố gắng viết trại ra cho nó có nghĩa như thái tử Siddarta (vạn sự như ý) họ phiên âm thành Tất-Đạt-Đa (đạt được tất cả ý nguyện)… rất nhiều chữ vô nghĩa khi bị diễn dịch để giữ cách phát âm giống tiếng Sanscrits (Bắc phạn) trong hầu hết các bộ kinh điển Đại thừa. Thí dụ như đọc tới chữ “Hòa hướng” thì phải đọc là Hòa thượng…

Có một câu mà cả người Hoa và Việt Nam ta đều rất quen thuộc là “Nam Mô A Di Đà Phật” (Nãmo Amitabha); cách phát âm của động từ Nãmo là Nẵng Mồ theo âm Tàu, Người Việt mình đọc trại ra là Nam Mô bởi Hán tự vị viết ra là Nam Vô, tạm giải thích là nhất tâm hướng đến (Nãmo), đều được viết là Nam Vô.

Nếu dịch theo câu chữ mà không hiểu “thuật ngữ” thì có nghĩa là ở tại phương Nam không có!!! Cho nên giới trẻ Hongkong, Trung Quốc thời nay có  ra một câu đố:

– Tại sao tín đồ Phật giáo chỉ  xuất hiện tại Bắc bán cầu, còn phía Nam bán cầu thì không có?

Câu trả lời sẽ là:

– Nam Mô (vô) A Di Đà Phật!

 

 

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi