Phương Hướng – Mặt Trăng – Sao Mai

Chuyên Mục: Phương hướng 115 0

XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG BẰNG MẶT TRĂNG

Ban đêm nếu có trăng, thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng. Do Mặt Trăng cũng nằm trên đường Hoàng Đới, nên dường như nó cũng mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây giống như Mặt Trời. Nhưng Mặt Trăng lại khác Mặt Trời ở chỗ: lúc thì tròn lúc thì khuyết, nên việc xác định phương hướng cũng khác đôi chút.

Tính từ mồng 3, mồng 4 đến mồng 10 âm lịch gọi là trăng thượng tuần (đầu trăng), hình dạng mặt trăng nhô lên như hình lưỡi liềm và càng lúc càng lớn dần đên quá nửa  – Trăng tròn từ 13 đến 18 âm lịch, tròn nhất là 15, 16 đến 18,19 thì ngả màu úa. Từ 20  hình dạng trăng càng lúc càng khuyết như lưỡi liềm trở lại (cuối trăng)cho đến  ngày 25 -30 thì không thấy trăng nữa.

Dân gian ta có câu:
Đầu trăng trăng khuyết ở Đông.
Cuối trăng trăng khuyết ở Tây.

Hoặc đơn giản hơn có thể nhớ:
Đầu tháng Tây trắng.
Cuối tháng Tây đen.

(Tây ở đây là Hướng Tây)
Tứclà ta căn cứ vào khoảng những ngày trước rằm Âm Lịch (từ mùng 1 Âm Lịch đến mùng 14 Âm Lịch) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Đông.
Ngày Rằm, suốt đêm quan sát thấy ánh trăng tròn sáng vằng vặc trên bầu trời. Ta có thể dùng “Phương pháp Owen Doff” để xác định phương hướng cũng được.

1 moon PH

Còn vào khoảng những ngày sau rằm Âm Lịch (từ mùng 17 đến mùng 30) thì phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng Tây.
Sao Hôm và sao Mai thực ra chỉ là một. Nó chính là Kim Tinh (Venus). Một hành tinh thứ hai gần Mặt Trời trong Thái Dương Hệ của chúng ta (xem hình ở dưới).
Bởi vì nó rất gần Mặt Trời cho nên từ Trái Đất nhìn tới, ta thấy nó rất sáng và thường xuất hiện “gần gũi” với Mặt Trời vào những lúc hửng sáng và chập tối.Sao Mai

Lúc Kim Tinh mọc vào khoảng chập tối (sau khi Mặt Trời vừa lặn xong), nó được gọi là Sao Hôm, vị trí của nó ở hướng Tây.
Và khi Kim Tinh mọc vào lúc hửng sáng (trước khi Mặt Trời mọc), nó được mọi người gọi là Sao Mai, vị trí của nó là ở hướng Đông.

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi