Tính chất Văn nghệ GĐPT (kỳ VI)

Chuyên Mục: Tác phẩm 333 0
  1. Hình tượng mỹ thuật thứ nhì: Ấn Cát tường – Ấn Tam muội (chánh định).

Nội qui GĐPT VN chương III, điều 12, khoản c: Chào kính GĐPT là ấn Cát tường, chỉ áp dụng khi mặc đồng phục GĐPT.An

Đồ họa: Trần Lâm

– Chư Phật thường sử dụng ấn này để tiếp độ, cứu khổ, ban vui (cát tường)

–  Phật tử thủ ấn tu trì Chánh định đến chỗ tịch lặng an nhiên (Tam muội) .

– Đoàn viên GĐPT  với tiếng reo “Tinh Tấn” bắt ấn cát tường chào Sen trắng, chào đón BHD, chào tống tang nghi thức GĐPT, chào khi tan hàng .

– Cấp dưới chào cấp trên trước và xả ấn sau.

– GĐPT không chủ trương thủ ấn (giữ nguyên) khi chào cờ, trình diện báo cáo như Quân đội hoặc Hướng Đạo, hay các đoàn thể khác!

  1. Bài hát thứ ba: Bài hát chính thức GĐPT Việt Nam .

Bài hát Sen Trắng, nhạc Ưng Hội, lời Phạm Hữu Bình – Nguyễn Hữu  Quán. Đầu tiên lời hát viết bằng tiếng Pháp  xử dụng trong đoàn Phật học Đức Dục. Đến năm 1942  mới viết ca từ lại bằng chữ quốc ngữ – Đây là một thể loại ca khúc ngắn chỉ với 16 trường canh mà diễn tả được hết  mục đích lý tưởng của GĐPT Việt Nam .

Nội Qui GĐPT Việt Nam, điều 12, khoản a công nhận bài Sen Trắng là bài ca chính thức  của Gia đình Phật tử .

2 Sen Trang

 

  • Ngày 25 /1 /1950 Hội đồng Tăng già Trung Việt và Hội Việt Nam Phật học  chính thức chấp thuận và trao huy hiệu  Hoa sen trắng cho BHD GĐPH Phổ  nhân ngày lễ ra mắt tại chùa Từ Đàm .
  • Gia đình Phật hoá Phổ chào nhau bằng cách chắp tay hoa trước ngực. Do BHD Thừa Thiên đạo đạt và Hội đồng Tăng già Trung Việt chấp thuận  Ấn cát tướng được áp dụng năm 1951 và chính thức được công nhận trong đại hội GĐPT toàn quốc đủ ba miền

 

  1. Tác phẩm văn xuôi: Ánh Đạo vàng, thể loại truyện dài của Võ Đình Cường được Phật học tùng thư xuất bản năm 1941, bên cạnh nhiều tác phẩm khác  của đoàn Phật học Đức Dục  được đăng trên diễn đàn  nguyệt san Viên Âm  được giao cho Phật học Đức Dục điều hành vào tháng 2- 1940 . Tác phẩm Ánh Đạo vàng đến hôm nay ( 70 năm ) vẫn  còn được tái bản ( Đã được GĐPT Hướng Thiện chuyển kịch bản  diễn tại Trại họp bạn Huế 1953 )
  1. Kịch bản Văn học: Mùa Gặt Ác của Võ Đình Cường – Được công diễn tại sân khấu hí viện Gia Hội ngày 3,4/4/1954   với áp-phích quảng cáo  khắp nơi các đường phố, nơi công cộng.

Mua gat ac

Đạo diễn : Tâm Đại

Diễn viên: Tâm Huyền, Linh Chi ,Kim Quy , Mộng Liên . Tâm Bảo , Viết Lợi, Biểu Thư , Lương Hoàng  Chuẩn

Âm nhạc : Văn Giảng

Trang trí & ánh sáng: Tâm Nghi Tôn Thất Quyền..

 

  1. Bộ văn kiện gia bảo: Nội qui & qui chế huynh trưởng Gia Đình Phật Tử:

Nội qui Trình GĐPT hình thành vào năm 1951 – Qui chế HT hình thành năm 1955 và tiếp nối 1964, 1967 qua những lần tu chỉnh sau này đến đại hội  HT toàn quốc 1973 đã được Viện Hóa Đạo duyệt ban hành ở mỗi kỳ đại hội. Đây là một công trình cân não trí tuệ của tập thể huynh trưởng  toàn quốc  nên vị trí của nó rất đáng trân trọng – Vì  tự thân nó là Pháp kỷ để ban hành và thực các văn kiện pháp qui, là phương châm, là cương lĩnh lãnh đạo, điều hành tổ chức. Đối với lịch sử GĐPT VN, nó là một sự hoàn thiện về tính thống nhất và qui củ để bảo tồn và phát triển GĐPT, Lịch sử đã chứng minh trong những giai đoạn tăm tối nhất của Tổ chức GĐPT, chính nhờ vào Nội Qui đã hướng dẫn  những trưởng áo Lam  bền lòng vững chí  lèo lái con thuyền Gia đình Phật tử vượt qua. Tuy rằng tùy duyên theo thời thế nhưng mục đích sự tuân thủ tổ chức và tinh thần GĐPT vẫn  kiên định  bất biến .
Cho đến nay (1973 – 2004), 31 năm sau, GĐPT vẫn chưa  được thuận duyên  để  mở một đại hội mới  – để tu chỉnh chính thức bản Nội qui & qui chế huynh trưởng  cho hợp thời . Song có thể nói, văn kiện này là một sự tập họp đỉnh cao về sự định hướng chương trình tu học trường kỳ  của huynh trưởng các cấp song song với các Trại trường huấn luyện, là nền tảng kiên cố  để xây dựng  những căn nhà cao rộng , những toà tháp uy nghi sừng sững  Gia đình Phật tử tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

  1. Quyển Nghi thức tụng niệm Gia Đình Phật Tử:

Là sự nghiên cứu, tuyển lọc của chư Tôn  Thiền Đức – Cố vấn Giáo hạnh Gia đình Phật Tử  qua các bài thi kệ, sám, nguyện, hồng danh  trong các nghi thức  sám hối, lễ cầu an – cầu siêu…do Giáo hội Tăng Già ấn hành … thành các nghi thức GĐPT, tuy giản lược, ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa, dễ nhiếp tâm tụng niệm và phù hợp với tuổi trẻ hơn. Quyển nghi thức GĐPT này do nhà xuất bản Sen vàng tái bản nhiều lần  trước 1975 – về sau phát hành thêm dưới hình thức photocopy hay in lại  trên máy vi tính. Những bản in lại thường có những chỗ sai sót  so với bản kinh gốc.

  • Tại sao GĐPT sử dụng cácnghi sám hối, cầu an, cầu siêu riêng biệt khác với các khoá lễ các tông ?
  • GĐPT là một tổ chức giáo dục tuổi trẻ nên các khoá lễ do GĐPT tổ chức các nghi thức, lễ tiết vừa đủ  với thời gian vừa phải  và các đoàn viên cũng phải rõ nghĩa lý những lời tụng niệm của mình (Việt hóa). Song, các huynh trưởng cũng tùy theo và hoà nhập với lễ nghi các Tông khi sinh hoạt tụng niệm với các Đạo tràng Phật tử  khác.
  1. Quyển Phật Pháp bốn cấp , tài liệu tu học Phật Pháp hoàn chỉnh đầu tiên của ngành Thiếu ( từ Hướng Thiện đến Chánh Thiện ) Do các thầy Minh Châu , Thiên An , Đức Tâm , Chân Trí …. đồng  soạn thảo. Bố cục bài vở và văn phong tương ứng với trình độ các bậc học từ thấp đến cao – Gần 50 năm nay liên tục tái bản .Tuy rằng còn chỗ không hợp thời như niên đại lịch sử đức Phật Thích Ca  đã được sửa đổi vào thập niên 1960 nhưng tài liệu vẫn giữ nguyên! Giáo trình này cũng tương tợ như tài liệu Phật Pháp của học sinh các trường trung học Bồ Đề (trước 1975) nhưng sắp xếp theo chương trình tu học của Gia đình Phật Tử và thiên về Phật Giáo Đại thừa và Thiền Tông hơn.

Tổ chức Gia đình Phật tử  chọn sắc áo Lam  là màu sắc chính – Màu Lam là màu hoà hợp , hướng thượng , ôn hoà mà nhẹ nhàng , các màu sáng hơn (Lam xanh) hay tối hơn (xám chì) đều không phải là màu Lam Gia đình Phật tử .

  1. Các kiểu mẫu đồng phục áo Lam của Huynh trưởng, các ngành Oanh Vũ, Thiếu,Thanh nam – nữ cũng được qui định .
  2. Các kiểu mẫu, màu sắc, Cờ hiệu, con dấu, cấp hiệu, chức vụ, bảng tên của Ban hướng dẫn trung ương , các Ban hướng dẫn Tỉnh , Thị ; của các đơn vị Gia đình , Đoàn , Đội , chúng , đàn đều được thống nhất theo nội qui .

Để phục vụ và phổ biến  cương  yếu của tổ chức những tài liệu tu học không ngừng được soạn thảo từ thời Gia đình Phật Hoá phổ cho đến nay ( 1947 –2004 )  Nếu như có những thư viện Gia đình Phật tử  thì khoảng không gian dành cho Tài liệu này không phải nhỏ . Ngày ấy , các tài liệu GĐPT  được nhà in phát hành  với số đầu sách khiêm tốn – đa phần là đánh máy, quay ronéo hoặc in lụa. Thực ra, diễn đàn GĐPT và Phật Giáo không có gì phân biệt, những thành viên GĐPT phục vụ công cuộc hoằng pháp của giáo hội trong vai trò Cư sĩ . Tài liệu về Phật Pháp , những bài thuyết Pháp  do chư Tôn Thiền Đức biên soạn và quí anh chị HT cao niên viết nhiều bài tham luận có giá trị góp ý từ thời Phật học Đức Dục, cho đến năm 1975  các diễn đàn  rộng lớn  của Phật Giáo và  nội bộ GĐPT bị gián đoạn  do bế tắc nhiều mặt, nhất là quyền kiểm duyệt và in ấn  rất gắt gao của thể chế – Ít ra là hai thập niên  1975 – 1995, anh chị em áo Lam lại chuyền tay nhau những quyển vở chép tay , chuyền tay và đọc say sưa  như những trang gia bảo hiếm hoi. Giữa thập niên 1990 trở đi, công nghệ “vi tính” phổ biến  và Ban Nghiên huấn – Tu thư liên tục biên soạn các tài liệu tu học tương ứng với chương trình các trại huấn luyện  Lộc Uyển – A Dục – Huyền Trang , các tài liệu tu học trường kỳ Kiên – Trì – Định – Lực . Có lẽ các tài liệu này tổng hợp từ  HT cấp cao nhiều tỉnh và thời gian phát hành “cập rập” nên  sự sai sót về sử kiện, địa lý, hệ thống dàn bài  và lập luận  khá nhiều. Dù sao cũng phải ghi nhận đây là một sự “ nỗ lực “ khá hiệu quả trong giai đoạn khó khăn nhất của Gia đình Phật tử tại Việt Nam .Tài liệu tu học GĐPT : Từ thời thành lập Phật học Đức Dục , sớm tập họp nhiều anh chị trí thức học Phật ,Quí tiền bối phần nhiều đều có khả năng sư phạm giáo dục và ý thức hiệu quả của Phật học quảng bá sẽ tạo ra công năng chấn hưng Đạo đức nước nhà, nên trên các diễn đàn của Phật Giáo thời đó: Nguyệt san Viên Âm , Bát Nhã Am , Đuốc Tuệ , Pháp Âm ….. nhất là Viên Âm đều có bài viết về Phật học của các anh chị . Trong quyển Phật học phổ thông do cố HT Thiện Hoa biên soạn đã không ngừng khen ngợi cung cách soạn bài của bác Tâm Minh – Lê Đình Thám  cho mỗi khoá học . Và Ngài Thiện Hoa đã xử dụng phương pháp  này để xây dựng “ cây thang Giáo lý “ trong  bộ Phật  học Phổ thông .Hai trieu am 6

  1. Đỉnh cao của công trình kiến trúc GĐPT: Đài Lục Hoà

Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đài Lục hoà  tại trung tâm Trại trường GĐPT lúc 10 giờ ngày 19 – 01-1969 , Trại trường  toạ lạc bên cạnh hồ Than Thở Đà Lạt  rộng 17 mẫu (170.000m 2 ). Địa phương này lúc ấy do Ban hướng dẫn Đà Lạt Tuyên Đức quản hạt – Nay là BHD Lâm Đồng. GĐPT VN từ đây có quyền mơ ước về một Trại trường , một trung tâm đào luyện toàn quốc  HT các cấp , nền tảng cho sự thống nhất GĐPT Việt Nam.

Đài lục hoà  được thiết kế  trên cột hình trụ 6 mặt, khắc theo lối chữ triện  6 phép lục hoà Biểu hiện  ý chí  hoà hợp – thống nhất sinh hoạt toàn diện  GĐPT: thống nhất Tư tưởng, hành động – thống nhất điều khiển  qua các trại trường GĐPT. Dưới có toà sen nâng đỡ – dưới toà sen là những viên gạch hội tập có khắc tên những BHD tỉnh , thị xã đã hợp sức xây dựng đài này. Trên chót cao là tượng Quán Thế Âm bồ tát  “Từ nhãn thị chúng sanh” với thanh tịnh bình  và nhành dương liễu cứu khổ ban vui .

Bốn năm sau, ngày 25 – 12 – 1973  Đài Lục Hoà  được khánh thành trong niềm hân hoan chung của GĐPT toàn quốc.dai Luc hoa dai

Sau ngày đất nước thống nhất – 17 mẫu đất của Trại trường GĐPT Việt Nam  bị  thu hồi . Hiện thực về một trại trường lại biến thành mơ ước !

Tuy nhiên, cho dù  các trại huấn luyện  Huynh trưởng tổ chức nơi đâu, phù hiệu vẫn mang hình ảnh đài lục hoà GĐPT mặc dù trong quy chế huynh trưởng có thể tuyển chọn các sáng tác mới về nhạc cũng như vẽ phù hiệu!

  1. Tác phẩm Sứ Mệnh Gia Đình Phật Tử ; Của Người Áo Lam xuất bản năm 1965 – Tác giả là Lữ Hồ, bút hiệu của cố HT Nguyễn Minh Hiền, G.S Triết trường nữ trung học Gia Long, Ủy viên tu thư BHD trung ương ( 1964 – 1966 ) .

Đây là một tác phẩm hiếm hoi có thể nói là xác định hướng đi  cho hàng HT GĐPT , hiếm hoi là vì sách đặt ra  các vấn đề “ ngóc ngách và nhạy cảm” Đạo Pháp – Dân Tộc, lòng ái quốc, sứ mệnh cứu quốc- kiến quốc và  sứ mệnh hộ pháp của GĐPT. Mặc dù đó là các yếu tố rất thực, sự thực … nhưng ngày nay  công luận người ta rất “ nể” tác phẩm này vì tự nó đã xác định  “ vị trí và nhiệm vụ” GĐPT  trên quê hương này.

  1. Với câu chuyện tiền thân chim Oanh Vũ , anh Nguyên Y – Lương Hoàng Chuẩn và chị Đặng Tống Tịnh Nhơn đã “ phóng tác” thành các chú chim Oanh trong một gia đình Oanh Vũ – Cũng như quyển tài liệu tu học dành cho ngành Oanh được in ấn công phu thời anh Phan Văn Gái là UV nghiên huấn. Đến thời Như Tâm Nguyễn Khắc Từ để đáp ứng phong trào GĐPT toàn quốc lớn mạnh, anh và các đồng sự đã biên soạn rất khó nhọc vì  Pháp nạn , bắt bớ truy tầm liên miên – vừa phục vụ Giáo hội vừa phục vụ GĐPT.

Quyển Gia Trưởng ra đời với một giọng văn nói chân thật đầm thắm  trước cảnh tình Dân tộc Đạo Pháp vạn nan ngầm  hướng dẫn các “ Bác” làm việc thống nhất đúng hướng đi . Với giọng điệu một người anh nói chuyện với đàn em , anh tiếp tục biên soạn và quay Ronéo xong bộ Đội trưởng, thủ công tuy đơn sơ  nhưng cung cách mô phạm rắn rỏi  khôn cùng. Anh Từ chưa từng làm “Thầy” để dạy ai – nhưng bao thế hệ ngưỡng mộ anh như một bậc “Thầy” thực thụ – Về sau bản tin Sen trắng , tiếng nói chính thức của BHD TƯ  ra đời , thời buổi khó khăn, tài chánh eo hẹp, đất nước đang bị chiến tranh tàn phá …..  Các anh đã trải qua bao “Đêm trắng” để hoàn thành nhiệm vụ của GĐPT phó thác.

Còn tiếp

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi