- Bộ môn Nhiếp ảnh GĐPT trên hình thức và phổ biến thì không có gì đáng kể, nhưng tiềm lực ẩn chứa trong các tay nghệ sĩ thì vẫn trong trạng thái sẵn sàng. Dường như GĐPT chưa có nhiều cơ hội để tập họp các tác phẩm nhiếp ảnh, hội hoạ, điêu khắc tả thực về áo Lam, nhưng nếu nhìn sơ bộ qua những hình ảnh mà các Tỉnh, Thị trình bày thì chúng ta thấy rằng có thể được. Đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu một bức ảnh lịch sử : Bồ Tát Thích Quảng Đức đang viết tâm thư , ảnh chụp được xử dụng kỹ thuật phòng tối năm 1963 của huynh trưởng Minh Hòa Hồ Quang Thạnh, Liên Đoàn trưởng – Sáng lập viên GĐPT Chánh Thọ,Quận 1 Sài Gòn năm 1963.
– Quí anh chị em có mường tượng Lễ Phật Đản năm 1964 tổ chức tại Bến Bạch Đằng hoành tráng như thế nào không? Thời đó báo ảnh khổ lớn đã in những tấm ảnh màu rất lớn rồi. Năm 1989 tôi (tác giả) đã phải năn nỉ mua lại cả trăm ngàn để được tờ báo cũ mèm này làm tư liệu cho chúng ta.
Về sau này chúng tôi tiếp tục sưu tầm những bức ảnh có giá trị lịch sử, thường là khổ nhỏ hay trắng đen rất nhiều và cũng rất hy vọng là những nghệ sĩ nhiếp ảnh Phật Giáo Việt Nam nói chung và GĐPT nói riêng chuẩn bị cho một ngày trưng bày triển lãm tranh ảnh dù có tính cách thời sự hay nghệ thuật….để mọi người có thể cảm khái về con đường tiền nhân đã đi qua, các công trình mà những người đi trước đã dựng lập.
Anh Nguyên Ngộ – Nguyễn Sĩ Thiều
hay anh Lương Bửu (Quảng Nam ) ra công sưu tập và vẽ màu các bức chân dung của quí anh chị áo Lam hữu công quá vãng,
Ảnh đêm truyền đăng chụp tốc độ Flash – Slow diễn bày ngọn lửa Vô Tân Đăng của Đức Quảng trong đêm truyền đăng Trại HL A Dục Quảng Đức Sài Gòn
những tấm ảnh xưa , mỗi anh chị cao niên đều ít nhiều giữ lại các tấm ảnh lưu niệm , trong đó cũng có một số bức trình bày được sự hoạt động Phật Giáo và sức sống riêng biệt của
GĐPT. Sau 1975 tuy GĐPT không còn những bản tin chính thức nhưng trong mỗi quyển kỷ yếu viết về các anh chị quá vãng đều được sự cộng tác về hình ảnh của các anh chị cao niên khắp nơi nhóm họp lại, nhất là quyển 50 năm GĐPT do hải ngoại thực hiện đã hội tụ được một số lượng ảnh khá nhiều từ khắp nơi .
Nói về ảnh kỹ thuật:
Ngày xưa, thời kỳ mà máy chụp hình cơ hay bán tự động còn thông dụng, các nhà nhiếp ảnh đã có thể điều chỉnh các tốc độ, khẩu độ, kính tạo hiệu ứng…. Để tôn tạo chủ đề trong tác phẩm nhưng muốn in lớn phải điểm sửa rất nhọc công. Ngày nay chúng ta có thể sử dụng máy scan (quét) để phóng ảnh lớn và có khá nhiều phần mềm để chỉnh sửa, phục hồi ảnh cũ. Những tấm ảnh xưa trở thành quí báu mặc dù có nhiều ảnh bố cục không cân xứng, bị xéo lệch, góc độ chụp bị ngược sáng hay phông nền sáng làm tâm điểm không “sáng” lên được…. Những vấn đề này đều có thể xử lý bằng Corel hay Photoshop trong máy vi tính. Chính vì các họa sĩ trong Gia Đình Phật Tử không sáng tác, rất hiếm tranh hoạt động biểu tỏ sức sống GĐPT mà các nhà nhiếp ảnh, các kỹ thuật viên Photoshop sẽ có đất dụng võ trong thời gian dài để “lấy ưu bù khuyết”. Thời kỳ bùng nổ của các loại máy in phun cực lớn xuất hiện giải quyết các khổ in hiflex, PP, và in trên các chất liệu như lụa, bố, vải đã giải quyết được các vấn đề vẽ quảng cáo, poster, phông nền sân khấu, tranh ảnh nghệ thuật v.v… tuy có thể càng làm cho các bức họa thủ công quí giá hơn nhưng cũng mở ra thế phát triển cho sức sống Gia Đình Phật Tử nhiều hơn.
Bức ảnh chụp với kỹ thuật FLASH – SLOW, có nghĩa là chụp tĩnh trong 30 giây rồi chớp đèn, những đường lửa là nhiệt lượng còn nóng trong không khí chưa tan nên tạo hiệu ứng ảnh như vậy
Bức ảnh làm lại với kỹ thuật cắt dán Photoshop (cắt ảnh rồi thay trên một cái background tương xứng làm nổi bật chủ đề muốn nói)
Các hình ảnh minh họa càng cần thiết hơn khi GĐPT phải tạo ra những diễn đàn, những bản tin, đặc san, kỷ yếu, Website để ghi nhận và thu thập những dữ liệu đáng tin cậy tiếp nối không dứt cuộc hành trình hơn 60 năm GĐPT còn lưu lại cho các thế hệ kế thừa mai hậu.
Đài tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức (tạm thời) ngay ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt
Có một số huynh trưởng tâm huyết muốn biên soạn những quyển lược sử GĐPT theo từng cấp: Trung ương, Tỉnh, Thị, Quận, Gia đình …… Vấn đề này thực ra không đơn giản chút nào, phải tận tường các phương pháp viết sử và phải kêu gọi sự hợp lực từ nhiều người, nhiều góc cạnh và xác minh rõ những nghi vấn cần thiết về sử kiện và thời gian, nhất là không thể thiếu những tấm ảnh minh hoạ như trên.
17.Phù hiệu, huy hiệu, biểu tượng các lễ lược, trại mạc:
Còn có nhiều huynh trưởng cho rằng các phù hiệu biểu trưng (logo) và kỷ niệm trong các hình thức hoạt động trong Gia Đình Phật Tử không quan trọng nên khi tổ chức lễ lược trại mạc lúc có lúc không. Đành rằng “Logo” chính thức GĐPT là huy hiệu Hoa Sen hay biểu tượng của trại trường là Đài Lục hòa nhưng trong nội quy cũng có ghi: “ Có thể tổ chức thi vẽ phù hiệu cho mỗi trại huấn luyện…” điều đó đã khai thông sự phát triển cho ý tưởng sáng tác của các nghệ sĩ. Trong sáng tác vấn đề quan trọng là ý tưởng mà là ý tưởng biểu thị phải súc tích trong các nét vẽ và phối màu. Mỗi phù hiệu là biểu trưng cho mỗi bước đi trong đời huynh trưởng áo Lam nếu không có gián đoạn thời còn gì bằng! Nhưng hiện nay tồn tại là vấn đề kỹ thuật và mỹ thuật còn tùy hứng là do hoàn cảnh đất nước và phần đông thiếu nghiên cứu cơ bản về hội họa, điêu khắc để tạo ra những bố cục nêu bật chủ đề. Tuy nhiên, chỉ bằng những nét đơn giản nửa thế kỷ trước vẽ trên stancils và quay roneo cho đến những chiếc phù hiệu đầy màu sắc trong thời hiện tại chúng sẽ trở thành bộ sưu tập quí giá không ngờ.
(còn tiếp)