Tính chất văn nghệ GĐPT (tiếp kỳ II)

Chuyên Mục: Tác phẩm 112 0
  1. BỘ MÔN VĂN NGHỆ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Văn Nghệ là một bộ môn chuyên biệt trong bốn bộ môn sinh hoạt tu học của tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam:

  1. Phật Pháp
  2. Hoạt động thanh niên ( chuyên môn )
  3. Văn Nghệ
  4. Hoạt động xã hội .

 

Tuy rằng đứng vị trí thứ ba nhưng Văn nghệ đã dự phần chuyển tải giáo lý Phật Đà  qua các tác phẩm hội hoạ, điêu khắc tranh tượng, nhiếp ảnh, biểu trưng, biểu tượng (logo), nhiếp ảnh, video, báo chí, văn chương, thi ca, vũ điệu, kịch nghệ, hoạt cảnh; hoặc thiết kế các mô hình kiến trúc trại mạc, cầu  treo qua sông, thang dây leo núi,  sân khấu, phòng triển lãm …. và sinh hoạt ca hát cùng cộng đồng khi hoạt động xã hội.

Có thể nói hầu hết các huynh trưởng Gia đình Phật tử đều có tâm hồn văn nghệ, đều là những người làm công tác văn nghệ giáo dục: Ở tuổi trẻ thì sôi động với nhịp sống lý tưởng, hoà đồng  thân ái ; lớp Tráng niên thì trầm tư và hướng vào chiều sâu tâm hồn nhiều hơn, ở lão niên thì lại vô tư  thanh thản, thâm trầm.

1 TinhThanDongDoi1_e

Gia đình Phật tử không chủ trương đào luyện nên những nghệ sĩ chuyên nghiệp, do tài năng của mỗi cá thể mà có những nghệ sĩ chuyên sâu, vừa làm nghệ sĩ danh tiếng ngoài đời, vừa làm văn nghệ trong Đạo, trong GĐPT.  Xin giới thiệu sơ lược các đề mục trong chương trình hướng dẫn Bộ môn Văn Nghệ GĐPT ghi trong Nội qui Tu học , huấn luyện GĐPT đại hội 1973: (Sau này anh Bửu Ấn đã ghi lại chương trình về âm nhạc chi tiết hơn cho từng bậc không có ghi ở đây)

 

CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ  GĐPT

 

  1. a) OANH VŨ SƠ SANH:
  • Hát 5 bài hát ngắn dể (có điệu bộ) có tinh thần Đạo hoặc có tính cách giáo dục.
  1. b) BẬC MỞ MẮT :
  • Hát thêm 5 bài hát ngắn (có điệu bộ)
  • Kịch , múa : tuỳ nghi áp dụng phải có tính chất giáo dục

 

  1. C) BẬC CÁNH MỀM :
  • Hát: thêm 5 bài hát mới
  • Kịch, múa: tuỳ nghi áp dụng: ngắn vui,và  có tính chất giáo dục.
  • Vẽ, lập đồ
  • Thủ công: xếp giấy

 

  1. d) BẬC CHÂN CỨNG:
  • Hát: thêm 5 bài mới
  • Kịch múa: tuỳ nghi áp dụng, ngắn vui và có tính cách giáo dục
  • Vẽ , thủ công: Dùng bút chì vẽ cờ Phật Giáo.

 

  1. e) BẬC TUNG BAY :
  • Hát thêm 5 bài hát mới điều khiển một đàn hát, có sổ hát, ca dao.
  • Múa, kịch: tuỳ nghi áp dụng phải ngắn có tính chất giáo dục
  • Tập nói: Kể lại một câu chuyện đã học hay nghe kể.
  • Vẽ thủ công: Tô màu – vẽ huy hiệu hoa sen – tự tay làm những đồ vật đơn giản và có tính cách thực dụng .
  • Làm văn: Tường thuật một cuộc hợp du ngoạn

Ao 5709_n

THIẾU NIÊN:

 

  1. BẬC HƯỚNG THIỆN:
  • Am nhạc:  bài ca chính thức GĐPT và 10 bài hát ngắn

Sân khấu: kể cho đội nghe môt câu chuyện tiền thân – biết vài điệu muá đơn giản

  • Hội hoạ và điêu khắc : Tập nắn các tỉnh vật – khắc trên  phấn , trên  tẩy – vài kiểu chữ in
  • Thi văn: Viết lại một câu chuyện tiền thân và cảm tưởng
  • Ca dao
  • Nhiếp ảnh: các bộ phận bên ngoài của máy ảnh

 

  1. BẬC SƠ THIỆN
  • Âm nhạc biết thêm 10 bài hát
  • Sân khấu: Kể lại câu chuyện tiền thân  đã học . Đóng kịch

ngắn vui (lửa trại – múa những điệu dơn giản)

  • Hội hoạ điêu khắc: Trang hoàng và trình bày một bài báo đội – vài kiểu chữ nét cứng – nắn các thú vật.
  • Thi văn: Tường thuật một buổi trại – một cuộc du ngoạn
  • Hò và kể chuyện cổ tích.
  • Nhiếp ảnh: biết các bộ phận bên trong và nguyên tắc xử dụng máy ảnh

 

  1. BẬC TRUNG THIỆN :
  • Âm nhạc: biết thêm 5 bài hát mới – biết ký âm pháp vỡ lòng
  • Biết điều khiển một đội hát – tập xử dụng một nhạc khí phổ thông
  • Sân khấu: Kể cho đoàn nghe một câu chuyện vui, hùng, buồn . đóng kịch ngắn – đọc truyện với diễn tả – múa những điệu đơn giản
  • Hội hoạ và điêu khắc : Trình bày bài báo đội – báo đoàn – báo tường – huy hiệu hoa sen – đắp mô hình khu trại – tập khắc trên gỗ
  • Thi văn: Viết vài bài báo đội – hò vè, tập nhận xét các tác phẩm có liên quan hoặc ảnh hưởng của Phật giáo (Tây du ký – Tế điên tăng )
  • Nhiếp ảnh: chụp chân dung (nếu có thể)
  1. BẬC CHÁNH THIỆN :

-Âm nhạc: Biết thêm 5 bài hát mới, học thêm ký âm pháp vỡ lòng. Biết điều khiển một Đội hát .Biết cách dạy cho một Đội hát một bài ca mới, tập xử dụng một số nhạc cụ, nhạc khí phổ thông  (mandoline khẩu cầm,  saó …vv.. )   hò vè truyện cổ tích.

– Sân khấu: Kể một câu chuyện cho đoàn nghe, do Anh Đoàn trưởng chọn. tập đóng kịch dài hoá trang và dàn cảnh, tổ chức một buổi đọc truyện có nhiều người diễn tả, múa  những điệu đơn giản, sơ lược về ánh sáng sân khấu.

  • Hội họa và điêu khắc: Vẽ tượng Phật (những nét đại cương) tập trình bầy biểu ngữ, tập vẽ một cảnh, một kỷ niệm ngày trại – ánh sáng màu sắc trong tranh vẽ – tập nắn người – khắc trên gỗ, chì.

– Tập nhận xét và phê bình một số tác phẩm văn học Việt Nam: truyện Kiều – Quan Âm Thị Kính ……

– Thi văn: Tổ chức một tờ báo tường báo chiếu, báo chuyền tay cho Đội, Đoàn và Gia Đình

  • Nhiếp ảnh: chụp phong cảnh ( nếu có thể )
  • Phân tích một số ảnh về các phương diện: nghệ thuật, nội dung, bố cục, mỹ thuật , kỹ thuật ….

 NAM PHẬT TỬ (NGÀNH THANH)

PHẦN LÝ THUYẾT

  • Âm nhạc: cách học hát và dạy hát, ký âm pháp phổ thông
  • Sân khấu: nghệ thuật sân khấu , các loại kịch diễn đàn
  • Hội hoạ và điêu khắc: Đạicương về các cách vẽ và các lối viết chữ. Chú trọng về vẽ truyền chân, quảng cáo, trình bày. Thiết lập một bàn thờ cho trẻ và đơn giản. Sửa soạn một bàn hội nghị huynh trưởng (bàn ghế máy móc) dụng cụ vi âm ánh sáng trang hoàng .. khắc gỗ chì, nặn đất.Tìm hiểu các trường phái hội hoạ.
  • Nhíêp ảnh: Nghệ thuật nhíêp ảnh. Thế nào là sáng tác trong nhiếp ảnh. Cách in hình thủ công giản tiện. Sơ lược về nguyên tắc của máy quay phim, máy chiếu phim, máy ghi âm (nếu có thể)
  • Thi văn : Sự cần thiết của tờ báo trong Đội, Đoàn , Gia Đình.Tinh thần và phạm vi của mỗi loại báo chí , lối thi văn kim và cổ . Phân biệt truyên ngắn, ký ức, tuỳ bút , tường thuật và phòng sự phê bình văn học – nghệ thuật liên quan tới các đề tài Phật Giáo.

 

PHẦN THỰC HÀNH

  • Âm nhạc : tập hát các bài ca trong Đạo và GĐPT ( hoặc các bài ca ngoài đời mà có tinh thần xây dựng và hợp với Đạo) tìm cách dạy hát cho thanh thiếu niên và oanh vũ , tập sử dụng một nhạc khí phổ thông (Guitare, mandoline – kèn – sáo)
  • Sân khấu : Tập thuyết trình , tập nói chuyện trước đám đông. Tập diễn kịch ngắn ,kịch dài đề tài phản ảnh về màu sắc Phật giáo, GĐPT hoặc có tính chất giáodục
  • Hội hoạ và điêu khắc : Tập vẽ tả chân dung một vật kỷ niệm ngày trại , hội hoạ , du ngoạn , vẽ một bảng quảng cáo , trình bày một tờ báo , viết một biểu ngữ , tập khắc hình trên gỗ , chì , chạm tre (khắc chữ con dấu hình ) , tập nắn tượng đất đắp mô hình . tập sử dụng máy chiếu film, máy ghi âm nếu có thể
  • Nhiếp ảnh : Chụp hình phong cảnh kỷ niệm, tập in hình . Nhận xét nội dung nghệ thuật , mỹ thuật một bức ảnh .

 

Phần  Thiếu Nữ và Nữ  Phật tử  thêm về  Nữ công – Gia chánh , cắm hoa ………

Qua chương trình này chúng ta nhận xét đã ứng dụng cơ bản 7 bộ môn văn nghệ trong GĐPT:

Âm nhạc

Sân khấu (múa, kịch, kể chuyện, hoạt cảnh)

Thơ văn

Hội họa và nhiếp ảnh, báo chí

điêu khắc

Máy chiếu film

Kiến trúc (bên phần kỹ thuật về chuyên môn)

Bài Viết Liên Quan

Thêm phản hồi